FED chưa thể rút lại các chương trình kích thích nền kinh tế Mỹ

FED chưa thể rút lại các chương trình kích thích nền kinh tế Mỹ

20:45 13/07/2021

Ngày 12/7, người đứng đầu chi nhánh New York của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) John Williams nhận định sự phục hồi của một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn chưa đủ mạnh để FED bắt đầu rút lại các chương trình kích thích kinh tế.

Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch FED chi nhánh New York nhấn mạnh đặc biệt quan tâm tới sự cải thiện hơn nữa trên thị trường việc làm và chỉ số lạm phát. Hiện tại, nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn chưa thực sự đạt được mục tiêu tăng trưởng việc làm tối đa và lạm phát ở mức 2%. Ông lưu ý rằng đã có "chuyển động mạnh mẽ" trong dữ liệu việc làm và lạm phát, nhưng "hiện là thời điểm có độ bất ổn rất cao" và còn quá sớm để đánh giá sự tiến bộ của nền kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống 5,9% nhưng vẫn cao hơn mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong 13 năm qua và vượt mọi dự báo của của giới chuyên gia. Áp lực giá cả đang lớn dần khi doanh nghiệp chật vật đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu và cả nhân công đều thiếu hụt. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn của hệ thống vận tải, chi phí đầu vào cao và mức lương tăng mạnh cũng đang đặt r nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, ông Williams và Chủ tịch FED Jerome Powell đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt tăng lạm phát này, cho rằng nguyên nhân là do các vấn đề tạm thời như việc các nền kinh tế trên toàn cầu mở cửa trở lại không đồng đều và nguồn cung tắc nghẽn. Mặc dù vậy, trong cuộc họp tháng trước, các nhà hoạch định chính sách của FED cho biết sẽ chuẩn bị sẵn sàng rút lại chương trình thu mua trái phiếu để ứng phó với "những diễn biến kinh tế bất ngờ", bao gồm cả thị trường việc làm phục hồi hoàn toàn và lạm phát vượt mức 2% nhanh hơn dự đoán.

Đại dịch COVID-19 bùng phát đã "cuốn trôi" hơn 20 triệu việc làm tại Mỹ và hiện nay, nền kinh tế nước này vẫn thiếu hụt khoảng 6,8 triệu việc làm. Ngay từ những tuần đầu sau khi đại dịch hoành hành, FED đã giảm lãi suất cơ bản xuống mức gần bằng 0% và chi 120 tỷ USD/tháng để mua trái phiếu.

Link gốc tại đây.

Theo Baotintuc

Broker listing

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ