Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:34 27/03/2024

Nếu nền kinh tế đang hoạt động tốt với mức lãi suất hiện tại thì tại sao lại hạ thấp chúng?

Chủ tịch Powell đã nói rõ rằng Fed đang dần có đủ tự tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tại cuộc họp báo tuần trước, ông đã nhắc lại rằng nếu nền kinh tế phát triển tích cực như mong đợi, thì việc bắt đầu nới lỏng chính sách vào năm nay là phù hợp.

Đánh giá của Powell đã được các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang tán thành. Trong các dự báo kinh tế mới nhất của họ, kỳ vọng trung bình của các thành viên là lãi suất sẽ giảm từ mức 5.25-5.50% xuống còn 4.60% vào cuối năm nay.

Trong cuộc họp báo, Powell thừa nhận nền kinh tế đang hoạt động tốt và thị trường lao động vẫn thắt chặt. Ngoài ra, lạm phát đã giảm đáng kể kể từ mùa hè năm ngoái. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: nếu nền kinh tế đang hoạt động tốt với mức lãi suất hiện tại thì tại sao phải hạ thấp chúng?

Powell cho rằng nếu lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, họ sẽ phải hạ lãi suất để nó không trở nên quá thắt chặt và gây ra suy thoái kinh tế. Nếu lạm phát giảm xuống 2.0% và lãi suất vẫn ở mức 5.25% thì lãi suất thực sẽ là 3.25%. Lịch sử cho thấy rằng một số cuộc suy thoái trước đó đã xảy ra sau khi lãi suất thực tăng trên 3.0%.

Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm lãi suất thực để quản lý chính sách tiền tệ thường không thực tế. Thật khó để tin rằng lãi suất thực có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và tài chính trong nước.

Đúng là lãi suất có thể ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên việc duy trì một mức lãi suất gần với mức "trung lập" cũng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Mức lãi suất hiện tại của Mỹ có thể coi là "trung lập" vì kinh tế vẫn đang tăng trưởng ổn định trong khi lạm phát vẫn ở mức vừa phải.

Theo bản tóm tắt dự báo kinh tế mới nhất của Fed, lãi suất danh nghĩa trong dài hạn sẽ giảm xuống 2.6% khi lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức 2.0%. Điều này có nghĩa là lãi suất thực sẽ phải ở mức 0.6% để có thể đạt được sự hài hòa kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng việc làm vững chắc.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, kể từ những năm 1960, những cuộc suy thoái đều do việc thắt chặt chính sách tiền tệ đến khi nó gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, sau đó dẫn đến khủng hoảng tín dụng và cuối cùng gây ra suy thoái kinh tế, chứ không phải do lãi suất thực quá cao.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed đã nhanh chóng thiết lập các chương trình cho vay khẩn cấp. Họ cũng đá áp dụng điều này để đối phó với thời kỳ phong tỏa do đại dịch, kết quả là cuộc suy thoái do Covid chỉ kéo dài hai tháng. Khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bùng phát vào tháng 3 năm ngoái, Fed cũng đã kịp thời thiết lập các chương trình này và đã tránh được sự suy thoái.

Nếu Fed có thể tiếp tục quản lý các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng tín dụng thì sẽ có ít nguy cơ suy thoái kinh tế trong các chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Đây cũng là một trong những lý do chính giúp kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong hai năm qua dù chính sách tiền tệ bị thắt chặt đáng kể.

Theo giả thuyết của Milton Friedman về các tác động của chính sách tiền tệ trong dài hạn, Fed nên sớm bắt đầu hạ lãi suất để bù đắp tác động của việc thắt chặt tiền tệ trong hai năm qua. Nhưng nếu khủng hoảng tài chính là nguy cơ chính dẫn đến suy thoái thì thay vì giả thuyết của Friedman, Fed có thể cần tập trung nhiều hơn vào chu kỳ tín dụng trước khi quyết định mức lãi suất. Nguy cơ hình thành bong bóng đầu cơ đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục đối với cổ phiếu, vàng, bitcoin và nhà ở. Liệu Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Fed Chicago lên tiếng bảo vệ tính độc lập của ngân hàng trung ương trước làn sóng chỉ trích từ Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chủ tịch Fed Chicago lên tiếng bảo vệ tính độc lập của ngân hàng trung ương trước làn sóng chỉ trích từ Tổng thống Trump

Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee vừa đưa ra lời cảnh báo về những động thái có thể làm suy yếu tính độc lập của ngân hàng trung ương. Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump công khai bày tỏ sự bất bình với Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ vài ngày trước đó.
Năm điểm nóng trên thị trường hàng hóa thế giới không thể bỏ qua tuần này
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm điểm nóng trên thị trường hàng hóa thế giới không thể bỏ qua tuần này

Biến động giá dầu định hình hoạt động của ngành khai thác Mỹ, hiện hàng loạt giàn khoan đá phiến đang phải tạm ngừng vận hành. BloombergNEF công bố báo cáo triển vọng năng lượng toàn cầu mới nhất trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại New York cuối tháng này. Và thực chất những kim loại đất hiếm chiến lược nào đang bị Trung Quốc siết chặt kiểm soát?
Bức tranh u ám của tài sản Mỹ dưới áp lực thuế quan và Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bức tranh u ám của tài sản Mỹ dưới áp lực thuế quan và Fed

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ và USD đồng loạt sụt giảm vào đầu phiên giao dịch thứ Hai trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng trước tiến trình đàm phán thương mại của Mỹ với Nhật Bản và EU, đồng thời lo ngại những lời chỉ trích của Tổng thống Donald Trump nhắm vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Châu Á đứng trước làn sóng cắt giảm lãi suất khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Á đứng trước làn sóng cắt giảm lãi suất khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Thật đáng quan ngại khi chứng kiến những chuyên gia kinh tế hàng đầu, vốn từng nhiều lần giải cứu nền kinh tế toàn cầu, giờ đây lại tỏ ra lúng túng trước cuộc chiến thương mại. Dù thường có khả năng hành động dứt khoát ngay cả khi chưa hoàn toàn chắc chắn về các biện pháp cuối cùng, các quan chức hiện tại đang phải thận trọng dò đường qua mê cung thuế quan phức tạp, không khác gì những người quan sát thông thường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ