Fed đẩy lùi kỳ vọng hạ lãi suất vào tháng Ba, khẳng định "không có gì phải vội"!

Fed đẩy lùi kỳ vọng hạ lãi suất vào tháng Ba, khẳng định "không có gì phải vội"!

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

09:10 01/02/2024

Fed đã giữ lãi suất ổn định trong cuộc họp thứ tư liên tiếp và báo hiệu sẵn sàng cắt giảm lãi suất, mặc dù Jerome Powell đã dội một gáo nước lạnh cho hy vọng cắt giảm bắt đầu vào tháng 3.

FOMC cho thấy họ không vội vàng hạ lãi suất trong phát biểu đêm qua, và sẽ chưa xoay trục khi lạm phát chưa bền vững ở mục tiêu 2%. Powell thậm chí củng cố thông điệp này khi nói rằng "Chúng tôi không nghĩ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 3".

Trong khi Powell thừa nhận lạm phát tiến triển đáng kể trong những tháng gần đây, ông liên tục nhấn mạnh sự cần thiết từ các dữ liệu khác để chứng minh điều đó. Trước đó, các quan chức Fed đã khẳng định rằng việc tăng lãi suất là có thể xảy ra, tuy nhiên đã thay đổi quan điểm và nói rằng cần đánh giá cẩn thận hơn về lộ trình chính sách trong tương lai.

“Chúng tôi tin rằng chu kỳ tăng lãi suất đã đạt đỉnh, và nếu nền kinh tế tốt như mong đợi, sẽ là phù hợp để bắt đầu cắt giảm chính sách trong năm nay. Chúng tôi sẵn sàng duy trì mức lãi suất hiện tại (5.25% - 5.5%) ở mức lâu hơn, nếu cần thiết". NHTW cũng nhắc lại ý định thu hẹp bảng cân đối kế toán lên tới 95 tỷ USD/tháng.

Powell nói với các phóng viên rằng các quan chức Fed có kế hoạch bắt đầu các cuộc thảo luận chuyên sâu về bảng cân đối kế toán tại cuộc họp tháng 3 của họ.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm dần, trong khi chỉ số S&P 500 vẫn ở mức thấp hơn. Các nhà đầu tư cũng giảm đặt cược hạ lãi suất trong tháng Ba.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs đã lùi dự báo về đợt cắt giảm đầu tiên sang tháng 5, đồng thời duy trì kêu gọi thực hiện 5 lần cắt giảm trong năm nay và 3 lần cắt giảm khác vào năm 2025.

Nhà kinh tế David Mericle viết trong một ghi chú: “Tóm gọn lại trong buổi họp hôm qua là các thành viên FOMC đều đã đồng ý thời điểm hạ lãi suất muộn hơn".

"Trạng thái cân bằng"

Các quan chức Fed nói rủi ro lạm phát và việc đạt mục tiêu việc làm đang cân bằng. Fed nói sẽ đánh giá thận trọng các dữ liệu sắp tới cho bất kỳ sự điều chỉnh chính sách nào.

FOMC đã thay đổi những giọng điều về hoạt động kinh tế khi phát biểu rằng kinh tế Mỹ quý IV là "mở rộng với tốc độ bền vững" trong tuyên bố sau cuộc họp. Tuy nhiên, vẫn giữ tuyên bố trước đó từ tháng 3/2023 rằng hệ thống ngân hàng đang "vững chắc và kiên cường", các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế.

Như thường lệ vào đầu năm, cuộc họp tháng 1 đã thay đổi loạt cử tri mới vào FOMC gồm chủ tịch các ngân hàng khu vực của Fed ở Atlanta, Cleveland, Richmond và San Francisco. Đồng thời tái khẳng định các mục tiêu dài hạn và chiến lược chính sách tiền tệ, bao gồm cam kết về mục tiêu lạm phát trung bình 2% thông qua cuộc họp.

FOMC cũng đã cập nhật thêm chính sách quản lý đầu tư và giao dịch của nhân viên Fed và các nhà hoạch định chính sách. Các thành viên Fed có quyền truy cập thông tin bí mật của FOMC đều phải áp dụng chính sách hạn chế nghiêm ngặt này.

"Hiệu suất mạnh mẽ"

Nhìn chung, nền kinh tế hoạt động tốt hơn mong đợi của các nhà hoạch định chính sách sau khi bắt đầu thắt chặt từ tháng 3/2020. Thước đo lạm phát PCE Fed hay theo dõi đạt mức 2.6%, kinh tế mở rộng nhanh hơn với GDP tăng 2.5%, và thị trường việc làm đã mạnh mẽ hơn với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12 ở mức 3.7%.

Cục Thống kê Lao động sẽ công bố dữ liệu NFP tháng Một vào thứ Sáu tới, dữ liệu quan trọng đầu tiên về tình hình hoạt động của nền kinh tế cho năm 2024. Thị trường đang dự báo một báo cáo chắc chắn, tốc độ tăng trưởng tiền lương hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp nhích nhẹ là vừa khéo.

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết tại sự kiện của Viện Brookings vào ngày 11/1: “Với hoạt động kinh tế và thị trường lao động đang ở trạng thái tốt và lạm phát giảm dần xuống 2%, tôi thấy không có lý do gì phải vội vàng như trước đây”.

Theo dự báo trung bình của các hoạch định chính sách trong tháng 12, mức cắt giảm trong năm tới sẽ là 75bps. Họ sẽ cập nhật những dự báo tiếp theo vào tháng 3.

Fed đang cố gắng thực hiện một điều mà được cho là "lịch sử 100 năm có 1" của mình: kiềm chế lạm phát thông qua thắt chặt tín dụng mà không khiến Mỹ rơi vào suy thoái.

Hơn nữa, họ đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đó trong năm bầu cử tổng thống và ở một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc về mặt chính trị.

Một số nhà lập pháp của Đảng Dân chủ - bao gồm Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Sherrod Brown , Thượng nghị sĩ Massachusetts và cựu ứng cử viên tổng thống Elizabeth Warren - đã viết thư cho Powell trong tuần này kêu gọi ông giảm lãi suất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ