Fed độc lập - huyết mạch của nền kinh tế Mỹ

Fed độc lập - huyết mạch của nền kinh tế Mỹ

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:18 18/07/2024

Việc chính phủ kiểm soát NHTW sẽ có tác động sâu sắc đến tác động của chính sách tài khóa trong tương lai đối với nền kinh tế.

Việc tính toán ngân sách thường không bao giờ là ưu tiên hàng đầu đối với thị trường. Trong phạm vi thị trường theo dõi chính sách, các NHTW thường là “vua”. Các thống đốc NHTW được theo dõi với tất cả sự chú ý nồng nhiệt của “hoàng gia”.

Tương tự như vậy, chính sách tiền tệ là một vấn đề được cân nhắc sau trong phân tích tài chính. “Điểm số ngân sách” thông thường phân tích tác động của chi tiêu chính phủ và hoàn toàn không xem xét đến tác động của Fed. Tuy nhiên, trên khía cạnh động lực, sử dụng các mô hình để kết hợp các hiệu ứng phản hồi kinh tế vĩ mô, thường hạ thấp vai trò của NHTW xuống.

Điều này là thiển cận. Một báo cáo mới của Phòng thí nghiệm ngân sách tại Đại học Yale cho thấy Fed đóng vai trò quan trọng một cách gián tiếp, trong việc chính sách tài khóa của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào trong tương lai gần. Đổi lại, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng đối với tính độc lập của Fed.

Người ta thường gọi ngắn gọn các chính sách tài khóa tìm cách thúc đẩy nhu cầu là “gây ra lạm phát”, khi Quốc hội ban hành chúng với nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng lao động. Trong phạm vi một động thái như cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu, làm tăng thêm áp lực lạm phát, bằng cách thúc đẩy nhu cầu, mô tả này là chính xác. Nhưng nếu Fed lường trước được tác động này và thực hiện tốt công việc của mình bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ, thì sự đánh đổi trong nền kinh tế không phải là lạm phát gia tăng mà là lãi suất cao hơn tạm thời giúp làm dịu cú sốc cầu. Lãi suất cao hơn này sau đó làm tăng chi phí chi trả TPCP.

Các nhà kinh tế thường dự đoán phản ứng kiểu này trong dự báo của họ. Ví dụ, khi Văn phòng Ngân sách Quốc hội cập nhật các dự báo kinh tế sau khi Đạo luật Việc làm và Cắt giảm thuế được thông qua vào năm 2017, triển vọng lạm phát của cơ quan này hầu như không thay đổi trong khi dự báo về lãi suất chính sách liên bang đã tăng một cách đáng kể.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu dưới áp lực chính trị, Fed không thắt chặt chút nào? Khi đó sự đánh đổi đối với chính sách tài khóa mở rộng sẽ hoàn toàn là vấn đề lạm phát cao hơn.

Do đó, việc được quản lý bởi chính phủ - bổ nhiệm những chính trị gia - là một khía cạnh tài chính quan trọng khác đối với Fed. Trong suốt lịch sử của mình, Fed không phải lúc nào cũng duy trì được sự độc lập về chính trị. Ví dụ, Tổng thống Richard Nixon đã gây áp lực lên Chủ tịch Fed Arthur Burns vào đầu những năm 1970 để giữ chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian ông tái tranh cử. Bất chấp áp lực lạm phát gia tăng kể từ cuối những năm 1960, ông Burns vẫn chấp nhận. Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 xảy ra, những áp lực dư thừa về nhu cầu này đã va chạm với cú sốc cung năng lượng để tạo ra tình trạng đình lạm trong những năm 1970. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng một Fed bị chi phối về mặt chính trị có thể một lần nữa nhanh chóng mất quyền kiểm soát đối với lạm phát khi xảy ra những cú sốc kinh tế nghiêm trọng.

Chúng tôi đã tiến hành một thử nghiệm kinh tế vĩ mô với hàng nghìn mô phỏng trong sáu năm tiếp theo, áp dụng ngẫu nhiên những cú sốc kinh tế tích cực và tiêu cực trong phạm vi từ nhỏ đến lớn. Chúng tôi thấy rằng dưới thời một Fed bị chính phủ điều khiển, kết quả điển hình trong các mô phỏng của chúng tôi không phải quá thảm họa: lạm phát tích lũy trong sáu năm chỉ cao hơn khoảng nửa điểm phần trăm so với một Fed độc lập. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất khi có nhiều cú sốc kinh tế về lạm phát xảy ra, kết quả ở phân vị thứ 95 là mức lạm phát hơn hai điểm phần trăm dưới thời Fed điều hành bởi chính phủ.

Những kết quả này cũng có thể đánh giá thấp kết quả thực tế. Mô hình của Fed giả định rằng thị trường và người tiêu dùng sẽ tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu lạm phát trong tương lai ngay cả khi ngân hàng này liên tục không đạt được mục tiêu 2%. Khi chúng ta nới lỏng giả định đó và cho phép mọi người thay đổi lạm phát kỳ vọng của họ - đặt kỳ vọng gần hơn vào mức lạm phát mà họ quan sát được thay vì mục tiêu của Fed - thì kịch bản xấu sẽ khiến lạm phát của Fed điều hành bởi chính phủ cao hơn 5% so với một Fed độc lập.

Kết quả cuối cùng là các nhà kinh tế và nhà phân tích ngân sách nên chú ý đến những giả định của họ về Fed khi suy nghĩ về chính sách trong vài năm tới. Nhưng cũng có những hàm ý rộng hơn. Chúng tôi tin rằng rủi ro chính trị đang gia tăng tại các thị trường Mỹ có khả năng bị định giá thấp. Điều này có thể mang nhiều hình thức, nhưng một trong số đó là việc kiểm soát thể chế, bao gồm cả Fed. Nếu NHTW mất đi sự độc lập, điều đó sẽ có tác động sâu sắc đến việc chính sách tài khóa trong tương lai có thể tác động đến nền kinh tế như thế nào.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?

Bất chấp biến động mạnh trên thị trường vàng trong tuần vừa qua, đà tăng ấn tượng lên ngưỡng 3,500 USD minh chứng cho tiềm năng phát triển xuất sắc của kim loại quý này. Theo khuyến nghị từ một chuyên gia quản lý quỹ, các nhà đầu tư nên chiến lược hóa việc tận dụng các giai đoạn điều chỉnh giá để từng bước xây dựng danh mục đầu tư với tỷ trọng vàng lý tưởng khoảng 10%.
Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ