Fed giữ nguyên lãi suất, biểu đồ Dot Plot lại cho thấy lập trường "diều hâu"

Fed giữ nguyên lãi suất, biểu đồ Dot Plot lại cho thấy lập trường "diều hâu"

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:25 21/03/2024

Josh Schiffrin, Giám đốc bộ phận chiến lược giao dịch của Goldman, lưu ý: “Nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ ngay cả khi lãi suất ở mức cao, cùng những thay đổi hậu COVID như chi tiêu chính phủ tăng. Hơn thế nữa, một số quan chức Fed cho biết lãi suất trung lập đã tăng và sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới".

Điểm mấu chốt trong quyết định chính sách của Fed:

  • Lãi suất không đổi.
  • Tuyên bố chính sách gần như không thay đổi.
  • Dự báo tăng trưởng kinh tế được nâng lên.
  • Biểu đồ Dot Plot thay đổi đáng kể:
    • Năm 2024 dự kiến vẫn giữ nguyên 3 đợt cắt giảm lãi suất.
    • Từ năm 2025 trở đi dự kiến cắt giảm lãi suất ít hơn (lãi suất sẽ ở mức cao hơn).

Chi tiết về biểu đồ Dot Plot:

  • 2 quan điểm giữ nguyên lãi suất năm 2024
  • 2 quan điểm cắt giảm lãi suất 1 đợt trong năm 2024 (tăng từ 1 quan điểm vào cuộc họp tháng 12).
  • 5 quan điểm cắt giảm lãi suất 2 đợt trong năm 2024 (không đổi).
  • 9 quan điểm cắt giảm lãi suất 3 đợt trong năm 2024 (tăng từ 6 quan điểm vào cuộc họp tháng 12).
  • 1 quan điểm cắt giảm lãi suất 4 đợt trong năm 2024 (giảm từ 5 quan điểm cắt giảm 4 đợt trở lên trong cuộc họp tháng 12).

Điều này cho thấy chỉ cần thêm 1 phiếu bầu nữa là Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 50bps đến 75bps trong năm 2024.

(Biểu đồ Dot Plot sau cuộc họp chính sách tháng 12 và tháng 3 của FOMC)

Lãi suất trung lập còn ghi nhận mức cao hơn.

(Biểu đồ Dot Plot sau cuộc họp chính sách tháng 12 và tháng 3 của FOMC)

Đồng thời, điều này cũng "ngầm" thừa nhận rằng mục tiêu lạm phát cuối cùng sẽ được điều chỉnh.

Kể từ cuộc họp FOMC gần nhất (31/01), bitcoin ghi nhận "chiến thắng" lớn nhất, trong khi đó, nhà đầu tư trái phiếu lại thua lỗ nặng nề. Vàng và chứng khoán thậm chí vẫn duy trì đà tăng tốt bất chấp đồng USD tăng nhẹ.

(Tương quan giữa giá vàng, chỉ số S&P 500, chỉ số DXY, iShares 20+ Year Treasury Bond ETF, giá Bitcoin)

Điều đáng chú ý là thị trường chứng khoán đã tăng điểm kể từ cuộc họp FOMC gần nhất, mặc dù kỳ vọng hạ lãi suất trong năm 2024 giảm, phần lớn là do các quan chức Fed liên tục đẩy lùi kỳ vọng của thị trường.

(Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất của thị trường)

Quan điểm của Fed đã thay đổi nhiều so với cuộc họp FOMC trước đó.

(Tương quan giữa chỉ số Nasdaq và kỳ vọng lãi suất của Fed trong cuộc họp chính sách tháng 12/2024)

Có lẽ vấn đề hiện tại là dữ liệu vĩ mô của Mỹ gây thất vọng trong khi kỳ vọng lạm phát tăng vọt.

(Tương quan giữa chỉ số ECO US Surprise và Breakeven 1 năm của Mỹ)

Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra tình trạng đình lạm.

Vậy Fed sẽ làm gì?

Fed sẽ không cắt giảm hoặc tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, biểu đồ dot plot sẽ là yếu tố quyết định cho bất kỳ biến động nào của thị trường.

Năm 2024 đang ở giai đoạn "ngàn cân treo sợi tóc". Chỉ cần 2 quan điểm được thể hiện trên biểu đồ dot plot di chuyển lên cao hơn sẽ khiến dự báo trung bình giảm xuống còn 2 đợt hạ lãi suất. Điều này có thể khiến thị trường thất vọng. Tuy nhiên, khả năng cao là Fed sẽ giữ nguyên dự báo cho năm 2024 và điều chỉnh dự báo dài hạn.

(Kỳ vọng số đợt Fed cắt giảm lãi suất của các tổ chức)

Vậy Fed đã làm gì?

  • Đúng như kỳ vọng, Fed đã giữ nguyên mức lãi suất tham chiếu trong khoảng 5.25% - 5.5%.
  • Dự báo trung bình của FOMC cho thấy khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 75bps trong năm 2024, đưa lãi suất về mức 4.6%.
  • Dự báo lãi suất trung bình trong năm 2025 của FOMC tăng lên 3.9% từ mức 3.6% trước đó.

Mặc dù Fed dự kiến hạ lãi suất 3 đợt trong năm 2024, nhưng dự báo cho các năm sau đó lại cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất thấp hơn.

Biểu đồ Dot Plot cho thấy:

  • Số lượng quan chức Fed dự đoán cắt giảm lãi suất 50bps hoặc ít hơn trong năm 2024 đã tăng từ 8 lên 9.
  • Fed dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm 2025 và 2026 ít hơn 1 đợt so với dự báo trước đây.
  • Lãi suất trung lập đã tăng lên.

(Biểu đồ Dot Plot về triển vọng lãi suất dài hạn của Fed)

Ngoài ra, Fed còn điều chỉnh dự báo về các yếu tố kinh tế:

  • Tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến đạt 2.1%, cao hơn so với mức dự báo 1.4% trước đó vào tháng 12.
  • Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm xuống 4% vào cuối năm nay, giảm nhẹ so với ước tính trước đó.
  • Lạm phát dự kiến ở mức 2.4% vào cuối năm, không thay đổi so với dự báo trước đó, nhưng sẽ không đạt mục tiêu 2% của Fed cho đến năm 2026.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ