Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Fed thừa nhận lạm phát đã giảm nhưng vẫn thận trọng

Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Fed thừa nhận lạm phát đã giảm nhưng vẫn thận trọng

08:32 02/02/2023

Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư đã tăng lãi suất 25 điểm cơ bản và đưa ra rất ít dấu hiệu cho thấy chu kỳ thắt chặt này sắp kết thúc.

Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Fed thừa nhận lạm phát đã giảm nhưng vẫn thận trọng
Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Fed thừa nhận lạm phát đã giảm nhưng vẫn thận trọng

Đúng với kỳ vọng của thị trường, FOMC đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên phạm vi mục tiêu là 4.5% - 4.75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007.

Động thái này đánh dấu lần tăng thứ tám trong chu kỳ bắt đầu vào tháng 3/2022. Lãi suất quy định mức mà các ngân hàng thương mại vay kỳ hạn ngắn qua đêm và ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Fed tăng lãi suất để giảm lạm phát. Mặc dù lạm phát có những dấu hiệu chậm lại gần đây, nhưng vẫn đang ở gần mức cao nhất kể từ đầu những năm 1980.

Tuyên bố sau cuộc họp lưu ý rằng lạm phát “đã giảm phần nào nhưng vẫn tăng cao”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo: “Dữ liệu lạm phát trong ba tháng qua cho thấy tốc độ tăng hàng tháng đã giảm đáng kể. Và trong khi những dữ liệu gần đây đang được cái thiện, chúng tôi sẽ cần thêm bằng chứng để tin chắc rằng lạm phát đang giảm bền vững.”

Thị trường hướng đến cuộc họp tuần này để tìm những dấu hiệu về việc Fed sẽ sớm dừng tăng lãi suất. Nhưng bài phát biểu không cho thấy điều này. Lúc đầu, thị trường chứng khoán suy yếu sau tuyên bố, với chỉ số Dow Jones giảm hơn 300 điểm.

Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi trong cuộc họp báo của Chủ tịch Powell, sau khi ông thừa nhận rằng “quá trình lạm phát giảm dần” đã bắt đầu. Các chỉ số cuối cùng đã tăng khi thị trường tập trung vào nhận xét có phần lạc quan của Powell về tình hình kiềm chế lạm phát.

“Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên tôi nghĩ rằng quá trình lạm phát giảm dần đã bắt đầu,” Powell nói, đồng thời lưu ý rằng sẽ “còn rất sớm để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến lạm phát hoặc nghĩ rằng chúng ta thực sự đã đạt được điều này.”

Tuyên bố của Fed lưu ý rằng FOMC vẫn nhận thấy sự cần thiết của “sự gia tăng lãi suất liên tục trong phạm vi mục tiêu”. Thị trường đã hy vọng cụm từ này sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng họ đã nhất trí giữ nguyên nó.

Tuyên bố đã thay đổi một phần khi mô tả điều gì sẽ ảnh hưởng đến chính sách trong tương lai.

Các quan chức cho biết họ sẽ xác định “quy mô” tăng lãi suất trong tương lai dựa trên các yếu tố như tác động của việc thắt chặt cho đến nay, độ trễ của chính sách, và sự phát triển của các điều kiện tài chính và nền kinh tế. Trước đây, tuyên bố cho biết họ sẽ sử dụng những yếu tố đó để xác định “tốc độ” của các đợt tăng trong tương lai, FOMC có thể đã nhận thấy sự kết thúc của chu kỳ tăng ở đâu đó hoặc ít nhất là sẽ tiếp tục có động thái tăng nhỏ hơn.

Vào năm 2022, Fed đã bốn lần điều chỉnh lãi suất tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp trước khi chuyển sang động thái nhỏ hơn 50 điểm cơ bản vào tháng 12. Trong các tuyên bố gần đây, nhiều quan chức cho biết Fed có thể sẽ thu hẹp quy mô của các đợt tăng mà không báo hiệu khi nào chúng kết thúc.

Trong khi tăng lãi suất, FOMC đã nhận xét tăng trưởng kinh tế là “khiêm tốn” mặc dù tỷ lệ thất nghiệp “vẫn ở mức thấp”. Đánh giá thị trường việc làm, họ không giữ quan điểm trước đó là “mạnh mẽ”.

Mặt khác, tuyên bố vẫn giữ nguyên vẹn các thông điệp trước đó khi Fed tiếp tục nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Fed kiên quyết tập trung vào lạm phát

Chính sách của Fed được cho là có độ trễ – khi họ tăng lãi suất, nền kinh tế cần có thời gian để điều chỉnh việc kiểm soát tiền tệ chặt chẽ hơn.

Vấn đề lạm phát này bắt đầu do các yếu tố liên quan đến Covid như chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và nhu cầu hàng hóa cao hơn so với dịch vụ. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine làm giá khí đốt tăng cao, trong khi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có đã làm tăng chi phí đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.

Giá thực phẩm đã cao hơn 10% trong năm qua. Chỉ riêng giá trứng đã tăng 60%, bơ cao hơn 31% và rau diếp là hơn 25%, theo dữ liệu của Bộ Lao động tính đến tháng 12. Theo AAA, giá xăng đã giảm vào cuối năm 2022 nhưng đã tăng cao hơn trong những ngày gần đây, đạt mức 3.50 USD/gallon trên toàn quốc, tăng khoảng 30 xu trong tháng qua.

Các quan chức Fed vẫn quyết tâm giải quyết lạm phát, mặc dù những dữ liệu gần đây cho thấy áp lực có thể đã giảm bớt. Chỉ số CPI tháng 12 giảm 0.1% MoM và tăng 6.5% YoY – giảm từ mức cao nhất 9% vào mùa hè năm ngoái nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của Fed.

Fed mua trái phiếu

Cùng với việc tăng lãi suất, Fed đã hạ tỷ lệ nắm giữ trong danh mục đầu tư trái phiếu. Điều đó đã làm giảm khoảng 445 tỷ USD kể từ tháng 6, do mục tiêu của Fed là mức giới hạn 95 tỷ USD trái phiếu đáo hạn mà họ cho phép tung ra mỗi tháng thay vì tái đầu tư.

Theo Chủ tịch Fed tại San Francisco, việc thu hẹp bảng cân đối kế toán tương đương với khoảng 2% của các đợt tăng lãi suất bổ sung. Bảng cân đối kế toán vẫn ở mức hơn 8.4 nghìn tỷ USD.

Thị trường đang theo dõi xem Fed cuối cùng sẽ dừng tăng khi lãi suất ở mức nào.

Tại cuộc họp FOMC tháng 12, các thành viên ủy ban cho biết họ dự đoán “lãi suất dài hạn” hoặc mức mà Fed cho rằng chính sách đủ hạn chế, là 5.1%. Thị trường đang kỳ vọng rằng con số đó là gần 4.75% và Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, sau khi tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Ba.

Trả lời câu hỏi từ Steve Liesman của CNBC, Powell cho biết “có thể” lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp hơn 5%. Tuy nhiên, nhiều khả năng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay trừ khi lạm phát giảm nhanh hơn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ