GBP đối mặt với viễn cảnh THẢM HỌA: Brexit không thỏa thuận và thất nghiệp gia tăng!
17:05 25/08/2020
Khả năng xảy ra Brexit không thỏa thuận và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do đại dịch có thể đẩy chỉ số Bảng Anh của Bloomberg giảm xuống khoảng 8% vào cuối năm nay, quay lại mức thấp nhất trong tháng 3.
Trong những tháng gần đây, Brexit là một vấn đề âm ỉ đối với đồng bảng Anh. Điều đó đã thay đổi vào thứ Sáu tuần trước, khi cả Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đổ lỗi cho nhau vì không có tiến triển nào và cố chấp trong các vấn đề vốn đã gây tranh cãi trong đàm phán Brexit, chẳng hạn như việc làm thế nào để có được một sân chơi bình đẳng giữa đôi bên.
EU kết luận rằng việc đạt được một thỏa thuận về mối quan hệ trong tương lai "có vẻ khó xảy ra". Vương quốc Anh thì lại cho hay cách tiếp cận của EU "khiến việc đạt được tiến độ trở nên khó khăn một cách không cần thiết".
Bảng Anh đã suy yếu nhanh chóng sau khi tin tức được công bố. GBP đã giảm tới 1.2% so với USD và có ngày tồi tệ nhất trong tuần so với EUR. Và Price action của ngày thứ Sáu tuần trước không chỉ là nhất thời. Mặc dù các cuộc đàm phán của châu Âu thường dẫn đến các thỏa thuận vào phút chót, nhưng giới hạn chịu đựng và thông điệp của cả hai bên cho thấy một thỏa thuận sẽ rất khó để đạt được.
Trong số hai cặp tiền vừa kể trên, EUR/GBP là một thước đo tốt nhất cho hiệu suất của Cable. Nó loại bỏ độ nhiễu bên trong GBP/USD, vốn là đối tượng có biến động lớn trong thời điểm đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh này, EUR/GBP cũng có thể tăng trở lại mức giá hồi tháng 3 xung quanh vùng 0.95.
Hợp đồng quyền chọn EUR/GBP cho thấy mặc dù một đồng Euro tăng giá vẫn được các nhà đầu tư ưa chuộng ở kỳ hạn 3 tháng, nhưng nó không còn rõ rệt như hồi đầu năm nay. Trên thực tế, quyền chọn risk reversal 25 delta kỳ hạn 3 tháng không xa so với mức trung bình trong 5 năm qua, cho thấy khối lượng vị thế không thay đổi đáng kể. Theo những yếu tố khá rõ ràng trên, đồng bảng Anh có thể tiếp tục suy yếu.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt có thể là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Ngoài những thách thức về Brexit, nền kinh tế Vương quốc Anh còn phải đối mặt với những mặt trái sau khi chương trình hỗ trợ nghỉ việc tạm thời của chính phủ kết thúc. Bộ trưởng Tài chính đang cố gắng để mở rộng kế hoạch bảo vệ hàng triệu việc làm của Vương Quốc Anh.
Vào tháng 10, khi chương trình hỗ trợ nghỉ việc tạm thời kết thúc, mức độ thiệt hại của đại dịch đối với thị trường việc làm sẽ được phản ánh rõ ràng hơn nhiều và có thể là một nguy cơ tiềm ần cho các hộ gia đình tại Anh.
Niềm tin của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng bởi nỗi lo mất việc. Sự kết thúc của chương trình hỗ trợ nghỉ việc tạm thời sẽ khiến tác động tiêu cực này trở nên gay gắt hơn và sức ép kinh tế đối với các hộ gia đình sẽ rất nghiêm trọng.
Để chắc chắn, một thỏa thuận Brexit vẫn có thể xảy ra và Thủ tướng Anh vẫn có thể mở rộng chương trình việc làm, giảm bớt bất kỳ áp lực giảm giá tiềm năng nào của GBP.
Tuy nhiên, nếu đàm phán thất bại, sự kết hợp của một thỏa thuận Brexit không đi đến đâu và kết thúc của chương trình hỗ trợ nghỉ việc tạm thời sẽ tạo ra lực cản vô cùng lớn đối với nền kinh tế Vương quốc Anh và kéo đồng bảng Anh đi xuống.
Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Thị trường đã khá hài lòng khi thỏa thuận của Mỹ với Trung Quốc được đưa ra. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, sự tự tin đang giảm mạnh và lạm phát đang gia tăng.
Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Đồng USD giảm sau khi Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ do lo ngại nợ công chạm mốc 36 nghìn tỷ USD. Căng thẳng thương mại gia tăng và chính sách thuế chưa rõ ràng tiếp tục gây áp lực lên thị trường. Trong khi đó, các đồng tiền trú ẩn như yen và franc Thụy Sĩ tăng giá nhẹ.
Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.