GBPUSD có triển vọng tích cực khi BoE trì hoãn việc cắt giảm lãi suất

GBPUSD có triển vọng tích cực khi BoE trì hoãn việc cắt giảm lãi suất

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

20:02 31/01/2024

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư kỳ vọng GBPUSD sẽ tăng lên 1.3000, họ cho rằng BoE sẽ lưỡng lự trong việc cắt giảm lãi suất so với các ngân hàng trung ương khác

Các ngân hàng bao gồm Goldman Sachs đang tập trung vào mức giá này, dẫn chứng từ sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến. PGIM Fixed Income đang tập trung vào khả năng Đảng Bảo thủ có thể đề xuất giảm thuế trong năm bầu cử. Hai yếu tố này sẽ giữ lạm phát ở mức cao và yêu cầu chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Guillermo Felices, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại PGIM Fixed Income, cho biết: “Đồng bảng Anh đang sống lại. Các loại tiền tệ đều yêu thích chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa nới lỏng, điều đang xảy ra ở Anh.”

Đồng bảng Anh là đồng tiền duy nhất ít bị ảnh hưởng bởi đồng đô la trong năm nay, với mức giảm chưa đến 1% so với USD, đây là điều đáng hoan nghênh với những gì GBP phải trải qua trong 2 năm gần đây. Năm 2022, đồng bảng Anh giảm gần ngang giá so với đồng đô la do các chính sách kinh tế không chính thống của Liz Truss.

Giờ đây, với lãi suất của Vương quốc Anh ở mức cao nhất trong 16 năm là 5.25% cho nên phần lớn kỳ vọng BoE sẽ giữ quan điểm hawkish khi họp vào cuối tuần này.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs bao gồm Isabella Rosenberg đã viết: “Bảng Anh đã hưởng lợi đáng kể từ xu hướng giảm phát toàn cầu và việc xoay trục nới lỏng chính sách. Cả hai yếu tố này đã thúc đẩy tâm lý tích cực, hỗ trợ đồng bảng Anh và khiến cho BOE bớt dovish hơn”.

Goldman Sachs dự đoán GBPUSD ở mức 1.3000 và EURGBP ở mức 0.8400 trong vài tháng tới.

Thị trường tiền điện tử kỳ vọng bốn lần cắt giảm 25bps từ BoE trong năm nay, điều này sẽ đưa lãi suất xuống 4.25%. Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm năm lần 25bps, đưa lãi suất xuống mức từ 4% đến 4.25% ở Mỹ.

Tại Vanguard Asset Management, các nhà quản lý danh mục đầu tư cho rằng Vương quốc Anh sẽ giữ lãi suất cao hơn nhiều người mong đợi.

Ales Koutny, người quản lý bộ phận trái phiếu tại Vanguard Asset Management, cho biết: “Thị trường không còn quan tâm đến giọng điệu của BOE. Họ tin rằng, những người mà trước đây ở phe dovish khi tăng lãi suất, cũng sẽ có khả năng lưỡng lự trong việc hạ lãi suất”.

Tuy nhiên, sức mạnh của GBP không được đảm bảo lâu dài khi kinh tế Anh tăng trưởng chậm chạp. PGIM Felices kỳ vọng Vương quốc Anh sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 0.4% trong năm nay, tương tự như EU.

Antony Foster, người đứng đầu bộ phận giao dịch G-10 tại Nomura, cho biết: “Đồng bảng Anh sẽ hoạt động tương đối tốt miễn là kỳ vọng về BoE vẫn giữ nguyên, nhưng ngay khi giọng điệu của họ thay đổi, đồng bảng Anh sẽ gặp áp lực”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ