Giá dầu có thể giảm mạnh nếu các mục tiêu của thoả thuận Paris được thực hiện!

Giá dầu có thể giảm mạnh nếu các mục tiêu của thoả thuận Paris được thực hiện!

09:16 16/04/2021

Theo một công ty tư vấn cho biết hôm thứ Năm, giá dầu có thể giảm xuống chỉ còn $10/thùng vào năm 2050 nếu thế giới thành công trong việc điện khí hóa thị trường năng lượng và hoàn thành các mục tiêu của thỏa thuận Paris.

Một máy bơm dầu tại một mỏ dầu ở Kuwait gần biên giới Ả Rập Saudi.
Một máy bơm dầu tại một mỏ dầu ở Kuwait gần biên giới Ả Rập Saudi.

Công ty nghiên cứu và tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết trong một báo cáo rằng nếu các nhà lãnh đạo thế giới hành động quyết liệt hơn nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 2 độ C vào năm 2050, như được đề ra trong hiệp định về thay đổi khí hậu mang tính bước ngoặt ở Paris, nhu cầu sử dụng dầu sẽ giảm “đáng kể”.

Wood Mackenzie cho biết, nếu kịch bản chuyển đổi năng lượng tăng tốc, thị trường năng lượng sẽ dần được điện khí hóa cho đến năm 2050. Đồng thời, các hydrocacbon gây ô nhiễm nhất như dầu cũng sẽ bị loại bỏ. 

Báo cáo cũng cho biết, theo kịch bản này, nhu cầu dầu có thể giảm 70% vào năm 2050 so với mức hiện tại.

Công ty cũng dự báo nhu cầu đối với dầu sẽ bắt đầu giảm từ năm 2023 và sự sụt giảm này sẽ nhanh chóng tăng tốc sau đó với mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái là khoảng 2 triệu thùng/ngày.

Báo cáo cho biết giá dầu có thể đi vào “giai đoạn giảm cuối”, với giá dầu Brent chuẩn quốc tế giảm xuống từ 37 đến 42 USD một thùng vào năm 2030.

Giá Dầu thô Brent đã đạt $66.29/thùng trong phiên giao dịch buổi sáng tại London, sau khi giảm khoảng 0.4%.

Wood Mackenzie cho biết giá dầu có thể giảm mạnh xuống từ 28 đến 32 USD/thùng vào năm 2040, trước khi giảm xuống từ 10 -18 USD/thùng vào năm 2050.

Thị trường dầu thô đừng quá "tự mãn"!

Gần 200 quốc gia đã ký hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015, đồng ý theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt của hành tinh xuống “dưới mức thấp” 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 1.5 độ C. Trọng tâm chính trước COP26 vẫn được duy trì, mặc dù một số nhà khoa học khí hậu hiện nay tin rằng việc đạt được mục tiêu thứ hai đã là “hầu như không thể”.

Để chắc chắn, một phân tích của Liên hợp quốc được công bố vào ngày 26 tháng 2 cho thấy rằng các cam kết của các quốc gia trên thế giới nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính là "rất xa vời" so với các biện pháp thực tế cần thiết để tránh những tác động tiêu cực nhất của khủng hoảng khí hậu. 

Ann-Louise Hittle - phó chủ tịch phụ trách dầu vĩ mô tại Wood Mackenzie, nhấn mạnh rằng báo cáo của công ty tư vấn chỉ là một kịch bản có thể cảy ra chứ không phải là một “dự báo trường hợp cơ sở”.

Bà nói thêm: “Mặc dù vậy, ngành công nghiệp dầu khí cũng không thể tự mãn. “Những rủi ro liên quan đến chính sách biến đổi khí hậu mạnh mẽ và công nghệ thay đổi nhanh chóng là quá lớn”.

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ