Giá dầu thô đang "vật lộn" để break ngưỡng kháng cự quan trọng trong trung hạn

Giá dầu thô đang "vật lộn" để break ngưỡng kháng cự quan trọng trong trung hạn

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:48 03/10/2024

Giá dầu tăng vọt hôm qua khi Israel cho biết sẽ trả đũa Iran và các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran.

Nhưng đà tăng của giá dầu thô vẫn bị giới hạn quanh 72.85 USD/thùng, mức thoái lui Fibonacci quan trọng từ đà giảm trong tháng 7 đến tháng 9. Ngưỡng này có thể giúp phân biệt giữa xu hướng giảm thực tế và khả năng đảo chiều tăng trong trung hạn

Việc giá dầu thô tại Hoa Kỳ không thể vượt qua được mức kháng cự này cho thấy căng thẳng địa chính trị thu hút các nhà đầu tư mua vào trong ngắn hạn, nhưng chưa đủ mạnh để đảo ngược xu hướng giảm trong trung hạn. Giá dầu đã nhanh chóng sụt giảm trở lại sau khi dữ liệu của EIA cho thấy lượng dầu dự trữ của Hoa Kỳ tăng 3.9 triệu thùng vào tuần trước.

Hiện tại, có một số ý kiến lạc quan cho rằng giá dầu thô tại Mỹ có thể đạt lại mức 100 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô sẽ khó vượt qua ngưỡng 88-90 USD/thùng ngay cả khi tình hình Trung Đông xấu đi một cách nghiêm trọng, bởi OPEC đang chuẩn bị tuyên bố kết thúc các biện pháp cắt giảm sản lượng vào cuối năm nay khi Ả Rập Xê Út đang hướng đến chiến lược tăng thị phần thay vì hỗ trợ giá dầu.

Thứ hai, khoảng 50% - 60% lượng dầu của Iran chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc - nơi không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. Điều duy nhất có thể kéo dài đà tăng của giá dầu là khi Israel, được Mỹ hậu thuẫn, tấn công các cơ sở dầu của Iran. Đây là nguy cơ lớn nhất đối với nguồn cung dầu toàn cầu và, là kịch bản duy nhất có thể lập luận cho việc giá dầu vượt mức 100 USD/thùng hoặc cao hơn. Ngay cả khi điều đó thành sự thật, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với kỳ vọng lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác, cũng như các chính sách nới lỏng tiền tệ của họ.

Việc giá năng lượng tăng mạnh sẽ chỉ khiến họ phải tạm dừng và xoay trục chính sách - điều này sẽ thúc đẩy kỳ vọng suy thoái toàn cầu và hạn chế tiềm năng tăng giá của dầu. Nói một cách đơn giản là căng thẳng địa chính trị có thể mang lại cơ hội trong ngắn hạn cho phe đầu cơ dầu, nhưng bức tranh trung hạn vẫn khá bi quan.

Tình hình địa chính trị xấu đi

Tình hình địa chính trị ở Trung Đông ngày càng căng thẳng, và những người ủng hộ chính sách nới lỏng của Fed đang lo lắng trước báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi từ ADP vào đầu tuần này.

Báo cáo ADP ngày hôm qua cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra khoảng 142 nghìn việc làm mới trong khu vực tư nhân vào tháng trước, cao hơn ước tính 124 nghìn. Dữ liệu tháng trước cũng được điều chỉnh tăng. Mặc dù con số này không đạt mức 200-300 nghìn như thời kỳ hậu đại dịch nhưng dữ liệu này là chưa đủ để khiến kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất 50bps của Fed vào tháng 11 trở nên chắc chắn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Mỹ nhích nhẹ lên trên 3.60%, sau khi chạm đáy gần 3.50% vào tuần trước do thị trường dấy lên dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 11. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã hồi phục lên mức 3.80%, và đồng USD đã break lên trên đường xu hướng giảm kéo dài từ mùa hè và đang chuẩn bị test đường MA50 ngày.

Thử thách cuối cùng đối với phe đầu cơ đồng USD là dữ liệu việc làm chính thức vào ngày mai. Nếu dữ liệu tiếp tục cho thấy thị trường việc làm Mỹ đang chậm lại nhưng không sụp đổ, đồng USD có thể sẽ tiếp tục hồi phục.

Đồng USD mạnh lên trên diện rộng, cùng với việc lạm phát ở khu vực đồng Euro giảm xuống dưới mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sẽ củng cố cho đợt bán tháo ồ ạt cặp EUR/USD. Cặp tiền này đã break ngưỡng hỗ trợ tại đường MA50 ngày và hiện đang chuẩn bị test ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.10. Mức tiếp theo - 1.0980 - là ngưỡng thoái lui Fibonacci 38.2% chính trong đợt phục hồi từ tháng 6 đến tháng 9.

Mặt khác, đợt bán tháo mạnh mẽ đối với đồng Yên cũng đang hỗ trợ cho đồng USD, sau khi tân Thủ tướng Ishiba phát biểu rằng nền kinh tế Nhật Bản "chưa sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất tiếp theo" và hy vọng rằng "nền kinh tế sẽ có tiến triển một cách bền vững cho đến khi chấm dứt thời kỳ giảm phát với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ hiện tại."

USD/JPY sau đó đã ngay lập tức vượt mức 146. Có khả năng cao cặp tiền này sẽ tiếp tục tăng và ổn định gần mức 148 - 150.

Hiện tại, một bộ dữ liệu việc làm Mỹ tốt hơn kỳ vọng sẽ là tín hiệu tích cực cho phe đầu cơ đồng USD và tiêu cực đối với trái phiếu chính phủ Mỹ, nhưng không hoàn toàn tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý trên thị trường chứng khoán. Đúng là các đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản của Fed đã thúc đẩy mạnh mẽ giá cổ phiếu, nhưng thị trường lao động sụp đổ là tin xấu cho nền kinh tế. Vì vậy, tác động của dữ liệu việc làm vào thứ Sáu là rất khó đoán.

Đầu tiên, một bộ dữ liệu tốt sẽ xác nhận rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển đủ mạnh để duy trì kỳ vọng về lợi nhuận đối với các công ty thuộc S&P 500 và tiếp tục củng cố giá cổ phiếu tăng lên mức đỉnh mọi thời đại. Mặt khác, dữ liệu quá tốt có thể loại bỏ kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất "mạnh tay" tiếp theo của Fed, và về lý thuyết, điều đó là không có lợi cho định giá cổ phiếu.

Các nhà đầu tư đang bất đồng quan điểm về triển vọng của Phố Wall. Nhiều người cho rằng mốc 6000 đối với S&P 500 không chỉ nằm trong tầm với mà còn dễ dàng đạt được, trong khi một số khác - như CEO của Apollo - cho rằng Fed không có lý do gì để tiếp tục cắt giảm lãi suất và động thái "quay xe" quyết liệt của Fed có thể phản tác dụng.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ