Giá vàng lập kỷ lục: Đỉnh cao tạm thời hay báo hiệu sự sụp đổ?

Giá vàng lập kỷ lục: Đỉnh cao tạm thời hay báo hiệu sự sụp đổ?

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:28 01/10/2024

Giá vàng tiếp tục phá kỷ lục nhờ sự hỗ trợ từ các ngân hàng trung ương và tình hình địa chính trị, bất chấp những yếu tố thông thường kìm hãm đà tăng trưởng.

Vàng là loại tài sản phi lợi suất mà các nhà đầu tư sẽ mua khi thị trường bất ổn. Lạm phát, giảm phát, chiến tranh, dịch bệnh, vàng là biểu hiện hữu hình của một trạng thái lo lắng, ẩn chứa trong một kim loại quyến rũ nhưng phần lớn vô dụng. Thật kỳ lạ, vàng đang trải qua chính thời kỳ "hoàn hảo" của mình, khi giá vàng đạt mức kỷ lục mới vào tuần trước. Hơn thế nữa, vàng dường như gần như miễn nhiễm với những yếu tố mà thông thường sẽ ảnh hưởng tới giá trị của mình.

Trường hợp đầu tư vào vàng thường thay đổi theo thời gian, nhưng thường được đặt trong bối cảnh so sánh: vàng so với cổ phiếu, đồng USD, bitcoin, v.v. Mối quan hệ dễ hiểu nhất là giữa vàng và lợi suất thực của Trái phiếu chính phủ: Khi lợi suất này dương hoặc đang tăng, vàng là loại tài sản phi lợi suất, không mang lại lợi tức, nên sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại. Mối quan hệ này đã đổ vỡ vào năm 2022.

Giá vàng ổn định trước sự gia tăng đột ngột của lợi suất thực khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022

Một mô hình đa yếu tố liên quan đến giá vàng, được duy trì bởi Longview Economics, một công ty phân tích có trụ sở tại London, đã bắt đầu có sự chênh lệch đáng kể so với giá thị trường của vàng vào năm 2022, sau khi theo sát giá vàng từ năm 2008. Đến đầu năm 2024, mô hình này dự báo vàng ở mức giá dưới 1,000 USD/ounce, trong khi vàng khi đó đang được giao dịch ở mức hơn 2,000 USD. Tương tự, các quỹ ETF thực bắt đầu thanh lý kho dự trữ của mình một cách mạnh mẽ từ giữa năm 2022, có lẽ do ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt của Fed. Nhưng điều này hầu như không ảnh hưởng đến giá, và sau đó vàng thực tế đã tăng mạnh ngay cả khi việc thanh lý quỹ ETF vẫn tiếp tục.

Các ETF đã thanh lý lượng vàng tồn kho nhưng giá vàng vẫn tăng vọt lên mức kỷ lục mới

Vàng đã được "cứu" nhờ các ngân hàng trung ương can thiệp. Cuộc chiến tranh mới của Nga vào Ukraine năm 2022 đã khiến Mỹ và các đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt, thúc đẩy một làn sóng dự trữ vàng từ các ngân hàng trung ương như một biện pháp phòng ngừa địa chính trị và để đa dạng hóa dự trữ khỏi đồng USD. Lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua đã tăng gấp hơn năm lần từ quý I đến quý III của năm 2022 và vẫn luôn duy trì ở mức cao so với thập kỷ trước, trong đó, nổi bật nhất là Trung Quốc.

Dự trữ vàng của ngân hàng trung ương Trung Quốc

Vai trò của Trung Quốc trong đợt tăng giá vàng có thể không chỉ giới hạn ở ngân hàng trung ương. Nền kinh tế Trung Quốc đang dần chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản đã bão hòa, điều này được thể hiện qua sự sụt giảm mạnh về niềm tin của người dân và khối lượng giao dịch bất động sản từ năm 2022. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã trải qua một giai đoạn "thê thảm" kể từ khi đạt đỉnh sau đại dịch năm 2021, theo như John Authers từ Bloomberg Opinion nhận định.

Dù chính quyền Bắc Kinh đã tung ra các gói kích thích nền kinh tế nhưng chúng dường như không đủ mạnh để thúc đẩy cho các hoạt động xây dựng. Rory Johnston, chuyên gia từ bản tin Commodity Context, cho rằng năm 2024 có thể là năm thứ hai trong hơn ba thập kỷ mà nhu cầu về dầu của Trung Quốc giảm, một phần do sự suy yếu của ngành xây dựng ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu diesel. Hiện tại, giá vàng đang ở mức cao nhất so với giá dầu kể từ đầu năm 2021, trong thời kỳ căng thẳng của đại dịch.

Với 70% tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc nằm trong bất động sản, chứng khoán và lợi suất đang giảm, cùng với việc tiền điện tử bị cấm, vàng đã trở thành kênh đầu tư thay thế rõ ràng nhất. Có dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua vàng mạnh tay hơn, thể hiện qua mức phí bảo hiểm cho vàng vật chất nội địa tăng lên trong hơn một năm qua. Hội đồng Vàng Thế giới cũng ghi nhận nhu cầu toàn cầu tăng mạnh trong những quý gần đây, cho thấy việc tích trữ vàng đã gia tăng.


Cơn sốt vàng

Việc Fed có thể chuyển hướng sang nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng những lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế ở Mỹ, càng làm cho vàng thêm hấp dẫn. Các vấn đề về địa chính trị đã giúp vàng tránh được tác động từ chu kỳ thắt chặt lãi suất, và khiến cho vàng tiếp tục được hưởng lợi từ sự giảm sút của lợi suất thực tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn đang hoạt động khá tốt và thị trường đã kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 200 bps, bất chấp những bất ổn về địa chính trị.

Việc các ngân hàng trung ương mua vàng vẫn ở mức cao trong nửa đầu năm nay, nhưng đã chậm lại khi so với nhịp độ điên cuồng của năm 2022. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa hợp đồng tương lai và giá giao ngay đã cho thấy nhu cầu của thị trường này đã phần nào lắng xuống.

Những yếu tố rủi ro khiến vàng tăng giá vẫn tồn tại, nhưng có vẻ như đợt tăng giá này đã phản ánh đầy đủ các rủi ro đó và có lẽ còn nhiều hơn thế. Khi có quá nhiều điều tốt đẹp liên quan đến vàng, có lẽ cũng là lúc chúng ta nên cẩn trọng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ