Hơn 80% chuyên gia kinh tế nhận định BoJ sẽ chấm dứt lãi suất âm vào tháng 4

Hơn 80% chuyên gia kinh tế nhận định BoJ sẽ chấm dứt lãi suất âm vào tháng 4

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:46 22/02/2024

Theo cuộc khảo sát của Reuters với hơn 80% các chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 8 năm vào tháng 4, đánh dấu bước ngoặt từ một ngân hàng trung ương đi ngược xu hướng toàn cầu.

Hơn 76% các chuyên gia được khảo sát đồng dự đoán BoJ sẽ loại bỏ chính sách YCC  tại cuộc họp sắp tới, đồng thời các điều kiện kinh tế nới lỏng cũng sẽ kết thúc sau đó, chỉ vài tháng trước khi nhiều ngân hàng trung ương lớn dự kiến bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Trước đó, các nguồn tin đã tiết lộ với Reuters rằng BoJ đang trên đà chấm dứt lãi suất âm trong những tháng tới mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đang rơi vào suy thoái.

Trong cuộc khảo sát của Reuters diễn ra từ ngày 15-20 tháng 2, 83% các chuyên gia kinh tế được khảo sát cho rằng BoJ sẽ loại bỏ lãi suất tiền gửi ngắn hạn -0.1%, vốn được áp dụng từ tháng 1/2016.

Yoshimasa Maruyama, chuyên gia kinh tế thị trường tại SMBC Nikko Securities, chia sẻ: “BoJ có thể đưa ra quyết định tại cuộc họp vào tháng 4 dựa trên kết quả sơ bộ của các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm của các công ty lớn và báo cáo từ phiên điều trần của thống đốc BoJ về xu hướng tiền lương ở các công ty vừa và nhỏ”.

Mặt khác, Mari Iwashita, chuyên gia kinh tế thị trường tại Daiwa Securities, lại cho rằng: “BoJ càng chờ đợi lâu thì khả năng bỏ lỡ thời điểm thích hợp càng cao”.

Có đến 91% các chuyên gia kinh tế kỳ vọng chính sách lãi suất âm sẽ bị dỡ bỏ vào cuối năm nay, tăng từ mức 82% trong cuộc thăm dò hồi tháng 1. Tuy nhiên, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các điều kiện kinh tế của Nhật Bản có thể vẫn phù hợp ngay cả sau khi ngân hàng trung ương loại bỏ lãi suất âm.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy có đến 97% các chuyên gia kinh tế (tăng từ con số 90% trong cuộc khảo sát vào tháng 1) dự đoán tốc độ tăng lương bắt đầu từ tháng 4 sẽ vượt mức 3.58% năm nay tại các công ty lớn của Nhật Bản. Đối với các công ty vừa và nhỏ Nhật Bản, 90% các chuyên gia kinh tế (tăng từ 77% trong tháng 1 và 65% trong tháng 11), dự đoán mức tăng lương sẽ còn lớn hơn.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ