JPY thoát khỏi vùng can thiệp do lợi suất TPCP Mỹ giảm

JPY thoát khỏi vùng can thiệp do lợi suất TPCP Mỹ giảm

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

12:48 16/05/2024

JPY đang mạnh lên trong những tuần gần đây khi dữ liệu kinh tế yếu hơn của Mỹ đã giúp ích cho các quan chức Nhật Bản.

Dấu hiệu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đã thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng chính sách trong năm nay. Điều này khiến USD suy yếu so với các đồng tiền khác và JPY là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất. USDJPY đã giảm 0.6% xuống mức 153.99, thấp hơn 2% so với mức 157.52 vào ngày 1/5 trước khi có suy đoán rằng Nhật Bản có thể đã can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này.

Koji Fukaya, chuyên gia tư vấn rủi ro thị trường ở Tokyo, cho biết: “Sự phục hồi mới nhất của JPY giúp Nhật Bản nhẹ nhõm hơn. Trong khi các quan chức Nhật Bản lo ngại JPY suy yếu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và thúc đẩy lạm phát, động lực lớn nhất khiến đồng yên phục hồi là những dữ liệu từ Mỹ, đặc biệt là khả năng Fed cắt giảm lãi suất”.

JPY thoát khỏi vùng can thiệp do lợi suất TPCP Mỹ giảm

JPY đã biến động mạnh trong những tuần gần đây, USD chạm mức 160 vào cuối tháng 4, sau đó đã có nghi ngờ về 2 đợt can thiệp của Nhật Bản đã giúp JPY tăng tạm thời. Sự phục hồi của JPY cho thấy dữ liệu và chính sách của Mỹ vẫn là động lực chính ảnh hưởng đến tỷ giá USDJPY.

Khoảng cách lớn giữa lợi suất TPCP Mỹ và Nhật Bản đã khiến JPY suy giảm trong thời gian gần đây và dữ liệu lạm phát hôm qua đã khiến lợi suất TPCP Mỹ giảm, giúp JPY tăng trở lại. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đang cao hơn khoảng 3.4% so với lợi suất trái phiếu Nhật Bản. Đây gần như là khoảng cách nhỏ nhất trong hai tháng.

Hirofumi Suzuki, chiến lược gia trưởng ngoại hối tại Sumitomo Mitsui Banking Corp, cho biết: “Trong thời gian gần đây, đồng yên đang có xu hướng trượt giá dần, tuy nhiên với dữ liệu lạm phát hôm qua, kịch bản cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay sắp xảy ra. Đồng Yên đang được hưởng lợi từ điều này.”

Thị trường hợp đồng swaps qua đêm vẫn định giá 63% khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ liệu BoJ có cắt giảm lượng mua trái phiếu một lần nữa vào thứ Sáu hay không.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba cho biết cần có sự phối hợp chính sách chặt chẽ giữa chính phủ và BoJ, đồng thời nói thêm rằng ông đang theo dõi chặt chẽ những động thái của JPY. Điều này nhấn mạnh mối lo ngại của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản rằng JPY quá yếu có thể gây hại cho nền kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ