Khi mà dịch Coronavirus biến thị trường chứng khoán thành nơi đen tối nhất, đồng Euro lại hành xử một cách kỳ quặc: Tăng giá

Khi mà dịch Coronavirus biến thị trường chứng khoán thành nơi đen tối nhất, đồng Euro lại hành xử một cách kỳ quặc: Tăng giá

18:16 01/03/2020

Thông thường, các cơn sợ hãi của thị trường có tác động đối với các loại tiền tệ chính sẽ như thế này: Khi mọi thứ trở nên khó khăn, vì những lý do như cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị, các nhà giao dịch mua vào đồng đô la Mỹ, bị dụ dỗ bởi vai trò truyền thống của nó như một thiên đường siêu thanh khoản và bởi xu hướng tăng nhờ khôi phục trạng thái khi các nhà đầu tư đóng các khoản đầu tư được tài trợ bằng đồng Đô la. Ngay cả khi các cú sốc tập trung vào Mỹ, chẳng hạn như trong cú sụp đổ của Lehman Brothers, Đồng đô la vẫn sẽ tăng cao hơn, đè bẹp các loại tiền tệ khác như đồng Euro.

Nhưng khi Covid-19 thực sự bắt đầu làm rung chuyển thị trường chứng khoán trong tuần này, đồng euro đã tăng giá. Bất chấp cổ phiếu châu Âu đã phải chịu đựng những ngày bầm dập nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp năm 2011, đồng Euro đã tăng 1.5% so với đồng đô la. EUR cũng có tuần tốt nhất kể từ tháng 8 năm 2018 so với rổ tiền tệ trọng số thương mại (REER), tăng 1.2%.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến ​​sự thay đổi xu hướng của đồng Euro so với đồng đô la”, theo như Paul Jackson, người đứng đầu nghiên cứu phân bổ tài sản toàn cầu tại Invesco. Câu hỏi không phải là lý do tại sao đồng Euro tăng giá – câu hỏi đúng ra phải là tại sao nó đã không tăng giá trước đó.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư đã chỉ ra triển vọng mới cho đồng tiền chung cách đây một thời gian. Vào tháng 12, Deutsche Bank tuyên bố đồng Euro đã trải qua một sự “thay đổi cơ chế quan trọng”, với đồng tiền chung giờ đây trở thành đồng tiền tài trợ ròng, chứ không phải đồng tiền nhận vốn đầu tư ròng của dòng chảy đầu tư toàn cầu.

Lãi suất huy động âm trong khu vực đồng Euro, đã giảm xuống dưới 0 kể từ tháng 6 năm 2014, có nghĩa là các nhà đầu tư được khuyến khích vay và đưa tiền đi đầu tư ở nơi khác. Các khoản cho vay của các ngân hàng châu Âu đối với người không cư trú đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008, theo Deutsche Bank, và thêm rằng bất kỳ rủi ro nào cũng có khả năng đẩy đồng tiền lên cao hơn, vì mọi người đã đầu tư bằng đồng tiền tài trợ Euro.

“Đồng euro có khả năng thể hiện sự gia tăng của hành vi giao dịch ăn chênh lợi suất (carry trade), và khi đó sự giảm giá sẽ diễn ra từ tốn. Nhưng thay vào đó áp lực tăng giá là rất lớn vì các trạng thái đầu tư bị đóng”, nhà phân tích George Saravelos viết vào tháng 12

Điều đó đã được chứng minh. Một nhà quản lý quỹ phòng hộ cho biết, khi tâm trạng thị trường trở nên lạc quan hơn vào đầu năm nay, bán Euro để mua đồng peso Mexico, đồng rupee Ấn Độ, krone Na Uy và các loại tiền tệ khác là một chiến lược phổ biến. Bây giờ, virus đã lây lan, tràn ra ngoài biên giới Trung Quốc, những vụ đầu tư đó đang trở nên bất hợp lý, khiến đồng Euro tăng giá trong quá trình này.

Kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể phản ứng với các đợt giảm giá sâu của thị trường bằng việc cắt giảm lãi suất cơ bản cũng đã làm giảm sức mạnh của đồng đô la. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm mạnh do lo ngại về sự lây lan của virus gia tăng, và với mức lãi suất thấp chưa từng có tiền lệ như hiện tại thì sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu Mỹ so với khu vực đồng euro sẽ giảm. Đó là một yếu tố khác làm lệch cán cân có lợi hơn nữa cho đồng euro, ông Jackson của Quỹ Invesco nói.

Thị trường đang đánh giá khả năng cắt giảm lãi suất của Fed lớn hơn nhiều so với so với ECB dẫn đến sự thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa hai khu vực, ông Saravelos của Deutsche Bank cho biết trong tuần này.

Không phải ai cũng bị thuyết phục rằng các biến động trong tuần trước sẽ còn tiếp diễn. Dominic Bunning, một nhà phân tích tại HSBC cho biết.

Thay vào đó, ông quy kết biến động EUR tăng giá gần đây cho việc chốt lời (hoặc cắt loss) các trạng thái bán ròng EUR. “Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một sự điều chỉnh ngắn hạn của trạng thái đầu cơ, với rất nhiều người đổ xô đóng các trạng thái do bất ổn ngày càng tăng”, ông Bunning nói. “Các giao dịch đóng trạng thái thậm chí không nhất thiết là một quyết định hợp lý về mặt kinh tế về phân tích hay xu hướng mà nhà đầu tư dự báo; nó đơn giản chỉ là bạn không muốn có bất kỳ trạng thái mở nào.”

Jordan Rochester, một nhà phân tích tại Nomura, tuyên bố rằng, ngày Thứ Năm đã trở thành một “Ngày Đóng Trạng Thái” tiêu biểu.

“Đồng euro không phải, và sẽ không trở thành đồng yên mới”, Jordan nói, khi đề cập về việc đồng tiền của Nhật Bản có tính chất tăng lên trong thời điểm rủi ro căng thẳng. “Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều người nghĩ rằng hai đồng tiền này đã trở nên tương đồng”

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ