Khối BRICS vẫn chưa đủ tiềm lực để lật đổ USD

Khối BRICS vẫn chưa đủ tiềm lực để lật đổ USD

09:42 24/08/2023

Việc thế giới phàn nàn về đồng bạc xanh không phải điều mới mẻ. 6 thập kỷ trước, một bộ trưởng tài chính của Pháp đã châm chọc về "đặc quyền vô địch" mà USD mang lại cho Hoa Kỳ.

Những biến đổi địa chính trị tạo ra thách thức cho sự thống trị của USD. Một trong số đó là các ngân hàng phát triển trong khối BRICS nỗ lực cho vay bằng nội tệ. Mục tiêu của họ là cung cấp một lựa chọn thay thế để thay đổi trật tự tài chính bấy lâu nay dựa vào Hoa Kỳ.

Sự không hài lòng là điều có thể hiểu được. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã làm nổi bật những rủi ro khi giữ dự trữ ngoại hối bằng tài sản được định giá bằng USD. Biến động tiền tệ, đáng chú ý là đà tăng gần đây của đồng đô la lên mức cao nhất trong 20 năm, có thể gây ra thiệt hại thực sự. IMF cho biết, việc USD tăng 10% sẽ khiến sản lượng của các nền kinh tế mới nổi giảm 1.9% sau một năm.

Các đồng tiền dự trữ chính đã trải qua những khó khăn trước đây, ví dụ như GBP sau Thế chiến thứ nhất. Việc dịch chuyển ra khỏi USD có thể làm suy yếu đồng tiền này, làm tăng lãi suất ở Mỹ và giảm nhu cầu về đầu tư chứng khoán ở nước này. Khoảng 7.4 nghìn tỷ USD, tương đương 31% khối lượng trái phiếu chính phủ Mỹ được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối năm ngoái. Vì thế, sự thờ ơ của thị trường đối với gánh nặng nợ của Mỹ sẽ nhanh chóng thay đổi.

Tuy vậy, việc lật đổ USD lúc này khó có thể xảy ra. Đồng tiền có được sự thống trị nhờ kết nối sâu rộng với các nước, chiều sâu của thị trường vốn Hoa Kỳ và quy định của pháp luật. USD vẫn chiếm 58% thị phần dự trữ ngoại hối chính thức toàn cầu, mặc dù đã giảm 13% kể từ năm 2000 và chi phối hoạt động của các ngân hàng quốc tế và thương mại toàn cầu.

Nga đã chuyển đổi sang sử dụng đồng nhân dân tệ - chiếm 16% trong tổng thanh toán xuất khẩu của họ. Tuy nhiên, các nước BRICS khác, đặc biệt là Ấn Độ, còn e ngại về khả năng thống trị của Bắc Kinh. Điều đó, cộng với việc kiểm soát tiền tệ khiến họ lo lắng. Việc phát triển một đơn vị tiền tệ chung như đã đề xuất là không khả thi.

Tuy vậy, Hoa Kỳ không nên tự mãn về vị thế ưu ái của đồng đô la. Những chế tài mà vũ khí hóa USD nên được sử dụng có cân nhắc, đặc biệt là về ổn định tài chính toàn cầu. Sự thống trị của USD đi kèm với đặc quyền cũng như là trách nhiệm.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".
Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?

Cuộc đối đầu kinh tế mang tính bước ngoặt đang diễn ra trên trường quốc tế. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đang khẳng định vị thế bảo vệ công bằng trên toàn cầu và mặc dù những biến động thị trường gây lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump vừa áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, bổ sung vào khung thuế hiện hành.
Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!

Thị trường chứng kiến làn sóng tăng giá diện rộng khi toàn bộ các tài sản vốn bị bán tháo mạnh trong chuỗi phiên giao dịch liên tiếp sau thông báo áp thuế của Mỹ vào thứ Tư tuần trước đã phục hồi ngoạn mục sau tin tức rằng - trừ Trung Quốc - các mức thuế sẽ được tạm hoãn trong 90 ngày.
Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan

Sau năm ngày đầy biến động khi chính sách thương mại đối đầu "Mỹ chống lại thế giới" của Donald Trump gây rối loạn nghiêm trọng cho thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu, ông đã đảo ngược lập trường và kéo hệ thống tài chính toàn cầu thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Trump đảo chiều chính sách thuế quan sau cú lao dốc của thị trường toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đảo chiều chính sách thuế quan sau cú lao dốc của thị trường toàn cầu

Trong một diễn biến đầy kịch tính trên chính trường kinh tế Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ công bố quyết định tạm hoãn việc áp dụng thuế quan đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ gần 60 quốc gia và Liên minh Châu Âu vào ngày 9/4, chỉ vỏn vẹn 13 giờ sau khi chính sách này có hiệu lực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ