Không chỉ nước Mỹ, cả thế giới đang "nín thở" để chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống

Không chỉ nước Mỹ, cả thế giới đang "nín thở" để chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

13:02 31/10/2024

Thế giới đang cảm nhận sự bất ổn trong thời kỳ chuyển tiếp khi các đồng minh và đối thủ của Mỹ đều chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Liệu siêu cường này sẽ có Donald Trump hay Kamala Harris làm người đứng đầu đất nước? Cho đến khi câu hỏi này được trả lời, hầu như không có điều gì lớn lao có thể được giải quyết.

Hãy tưởng tượng các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang "nín thở". Ở Trung Đông, nơi đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc chiến khu vực lớn, các đặc phái viên từ Israel, Ai Cập, Hoa Kỳ và Qatar một lần nữa gặp nhau tại Doha để bàn về thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Nhưng không ai sẵn sàng cam kết điều gì cho đến khi cử tri Mỹ quyết định ai sẽ trở thành Tổng thống vào tháng 1 tới.

Tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chờ đợi kết quả vào ngày 5 tháng 11 để quyết định bước đi tiếp theo của mình ở Ukraine và các nơi khác (Ông ủng hộ Trump, nhưng cũng “dè dặt” với kịch bản đó). Tại Triều Tiên, Kim Jong Un đang chú ý đến cuộc bầu cử khi ông “phô trương” vũ khí hạt nhân với Hàn Quốc. Từ Bắc Kinh đến Tehran, Minsk và Caracas, các nhà độc tài chống Mỹ đang căng thẳng chờ đợi để biết ai sẽ là đối thủ mới của họ.

Các đồng minh của Mỹ cũng đang trong tình trạng “lửng lơ”. Nhật Bản, vốn đã lo ngại về nhiệm kỳ thứ hai của Trump, đột ngột đối mặt với khủng hoảng chính trị, sau cuộc bầu cử mà lần đầu tiên kể từ những năm 1990 không có đảng nào giành được đa số. Chính phủ Đức, với cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong năm tới, đang trong tình trạng không ổn định và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Giống như tất cả các đồng minh của Mỹ, Tokyo và Berlin tự hỏi liệu họ vẫn sẽ có một người “có cùng lập trường” ở Nhà Trắng vào năm tới, hay thay vào đó là một người theo chủ nghĩa dân tộc, áp thuế lên hàng xuất khẩu của họ và đe dọa “bỏ rơi” họ trước kẻ thù.

Và sau đó là tất cả các quốc gia khác, những nước không phải là đồng minh hay kẻ thù của Mỹ, nhưng từng nhìn vào Mỹ như một biểu tượng duy nhất của trật tự trong thế giới hỗn loạn. Điều này đúng từ Nam Thái Bình Dương đến châu Phi, nơi các quốc gia cảm thấy áp lực phải quyết định giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc định hình các liên minh tương lai. Sự lo âu đặc biệt rõ ràng ở những nơi như Moldova và Georgia, nơi đang dao động giữa một Đông Âu do Nga thống trị và một phương Tây Âu-Mỹ và vừa có các cuộc bầu cử mà như thường lệ, Moscow đã tiến hành các chiến dịch thông tin sai lệch lớn.

Tình trạng “lửng lơ” này còn kéo dài đến hệ thống đa phương, được thể hiện qua Liên Hợp Quốc và các tổ chức luật pháp quốc tế khác. Đã mất dần ảnh hưởng trong thế giới chiến tranh và hỗn loạn, Liên Hợp Quốc có thể sẽ không có nhiều ảnh hưởng, trong một nhiệm kỳ thứ hai của Trump, người coi tổ chức này là “câu lạc bộ toàn cầu hóa". Số phận của tổ chức này dưới thời Harris cũng gần như không rõ ràng.

Ngay cả khi Trump thắng, ngày 5 tháng 11 vẫn có thể mang lại chút nhẹ nhõm miễn là một quyết định và hướng đi rõ ràng được vạch ra. Tuy nhiên, một kịch bản tồi tệ hơn không thể bị loại trừ: đó là sự thiếu quyết đoán, thông qua một quá trình chuyển giao quyền lực bị tranh cãi kéo dài hàng tháng trời, có thể là qua tòa án hoặc trên đường phố, với các cuộc đối đầu bằng ngôn từ và bạo lực - điều mà trước đây Mỹ từng chỉ trích ở các quốc gia khác.

Cả nước Mỹ và thế giới chưa từng trải qua một kịch bản kinh hoàng như thế diễn ra tại Mỹ. Cuộc bầu cử sít sao năm 2000 (khi George W. Bush đánh bại Al Gore, nhưng chỉ nhỉnh hơn rất ít và sau rất nhiều tranh cãi pháp lý) là một kịch bản vô cùng gay cấn. Tuy nhiên, kịch bản đó diễn ra vào thời điểm địa chính trị “đơn cực”, khi không cường quốc nào khác dám thách thức sức mạnh và quyết tâm của Mỹ trong giai đoạn chuyển giao.

Quá trình chuyển giao đầy tranh cãi vào năm 2020 nguy hiểm hơn, nhưng đã tìm thấy lối thoát khi cuộc đảo chính ngày 6 tháng 1 năm 2021 thất bại. Thế giới khi đó đã trở nên bất ổn nhưng chưa đến mức hỗn loạn như bây giờ: Putin tiến hành xâm lược toàn bộ Ukraine, sau khi Hamas tàn sát người dân Israel, Israel ném bom vào Gaza và Lebanon, cũng như khi Trung Quốc gia tăng đe dọa đối với Đài Loan. Thậm chí tệ hơn, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran bắt đầu hình thành một liên minh chống Mỹ, làm dấy lên nguy cơ Thế chiến III.

Một quá trình chuyển giao quyền lực bị tranh cãi vào năm 2024 sẽ còn nguy hiểm hơn vì một lý do khác. Sự phân cực trong nước và thông tin sai lệch từ nước ngoài không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, trong năm nay, Nga, Trung Quốc và Iran đã đạt được mức độ tinh vi mới trong việc gieo rắc tuyên truyền và các thuyết âm mưu nhằm chia rẽ người Mỹ với nhau. Trump có khả năng sẽ tiếp tục khai thác “Lời nói dối lớn” của ông về cuộc bầu cử năm 2020 và những kẻ chống phá từ các đối thủ hay trong chính nước Mỹ sẽ khuếch đại chúng.

Ngay cả khi nước Mỹ tránh được “bạo lực” vào mùa thu và mùa đông này, ngay cả khi Trump hoặc Harris nhậm chức mà không có sự tranh cãi nào và ngay cả khi Nhà Trắng và Quốc hội cùng đứng về một phía, thì cuộc “khủng hoảng tri thức” lớn hơn này sẽ tiếp tục khiến nước Mỹ chia rẽ và thế giới bối rối. Khi người Mỹ không còn đồng thuận được về người chiến thắng trong một cuộc bầu cử, họ ngày càng mất khả năng thống nhất về ai là kẻ xâm lược và ai là nạn nhân trong cuộc xung đột ở Ukraine, về các nguyên tắc và lợi ích nào đáng để Mỹ can thiệp ở nước ngoài, và vai trò thực sự của Mỹ trên trường quốc tế nên là gì.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan

Trong khi làn sóng lạc quan tràn ngập các thị trường tài chính toàn cầu sau động thái bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump — tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan mà ông đã châm ngòi — thì Trung Quốc lại phản ứng một cách đầy dè dặt. Nếu phần lớn các nền kinh tế châu Á ăn mừng với mức tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì thị trường đại lục lại chỉ nhích nhẹ, bất chấp nỗ lực can thiệp rõ ràng từ Bắc Kinh.