Không phải các chính trị gia, mà Corona sẽ quyết định khi nào nền kinh tế hoạt động trở lại.

Không phải các chính trị gia, mà Corona sẽ quyết định khi nào nền kinh tế hoạt động trở lại.

18:25 10/04/2020

Vào tháng 1, trước khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, một bác sĩ từ Tennessee đã nói với tôi một cấu rất thông thái. “Tất cả là phụ thuộc vào virus”, ông Mark Denison, giám đốc bộ phận của các bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Đại học Y khoa Vanderbilt, đã cho biết như thế. “Vấn đề là ở virus mà thôi. Chúng ta chỉ có thể thuận theo diễn biến và cố gắng ứng phó hết mức có thể”

Hãy ghi nhớ câu nói này ngay cả khi bạn theo dõi những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo thế giới khác khi họ dự kiến ​​mở cửa lại nền kinh tế. Bởi vì cuối cùng, không quan trọng những gì các nhà lãnh đạo và đội ngũ chuyên gia y tế của họ muốn làm. Vấn đề quan trọng ở đây đó là virus có thể “cho phép” chúng ta làm được điều gì.

Thật không may, những tin tức mới nhất từ ​​mặt trận nghiên cứu vaccine đã làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng hoạt động bình thường trở lại của nền kinh mà không làm tăng sự lây lan của virus Corona.

Tại Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu, mỗi người nhiễm bệnh có thể đã truyền virus cho trung bình 5.7 người khác, theo một phân tích toán học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos của Mỹ chỉ ra. Tỷ lệ này nhiều hơn gấp hai lần những gì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế công cộng khác đã báo cáo vào tháng Hai. Trong khi phát hiện của Los Alamos chỉ áp dụng cho Vũ Hán, nếu tốc độ lây nhiễm ở nơi khác cũng ở mức tồi tệ như thế, thì Covid-19 sẽ cực kỳ khó dập tắt.

Tại Hàn Quốc, khoảng 50 bệnh nhân được phân loại là đã được chữa khỏi đã có kết quả dương tính trở lại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia (CDC) cho biết trong tuần này. Các báo cáo tương tự từ Trung Quốc cũng có chung kết luận như vậy. Điều lạc quan ở đây đó là có xuất hiện lỗi trong quá trình xét nghiệm – có lẽ là kết quả âm tính giả trong lần xét nghiệm đầu tiên hoặc dương tính giả ở lần xét nghiệm thứ hai. Khả năng đáng sợ hơn chính là virus, bằng cách nào đó, đang tái kích hoạt trở lại.

Trong khi đó, các quốc gia như Nhật Bản, nơi tưởng như đã đánh bại virus mà không có biện pháp cách ly cực đoan nào, đang chứng kiến ​​các trường hợp mắc bệnh gia tăng đáng báo động. Vào ngày 7 tháng Tư, ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản, đã buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một tháng tại Tokyo và các vùng lân cận.

Tin tốt là việc đóng cửa nền kinh tế dường như triệt tiêu Covid-19, mặc dù có độ trễ. Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Các ca bệnh nhập viện vì bệnh phổi tăng chậm, hoặc thậm chí giảm tại các khu vực như Thành phố New York, nơi đã thực hiện các bước cách ly cực đoan nhất để giữ mọi người khỏi lây nhiễm cho nhau.

Tin xấu là loại virus này khó đánh bại hơn so với trước đây. Nó có thể tăng trở lại ngay khi các biện pháp đàn áp được nới lỏng. “Bất kỳ sự buông lỏng (dù là dần dần) nào trong việc cách ly sẽ không thể tránh khỏi dẫn đến sự gia tăng tương ứng các trường hợp nhiễm mới”, một bản dự thảo của Ủy ban Châu Âu chỉ ra.

Các nhà đầu tư đang tỏ ra hân hoan với các biện pháp giải cứu từ Quốc hội Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang (Fed), nhưng điều quan trọng cuối cùng vẫn là bản chất của đại dịch này. “Tất cả đều nằm ở chỗ con virus này mà thôi!”

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ