Khủng hoảng nợ của Mỹ đang tới gần, tiềm ẩn rủi ro đối với toàn cầu

Khủng hoảng nợ của Mỹ đang tới gần, tiềm ẩn rủi ro đối với toàn cầu

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

18:24 11/03/2024

Daniel Wilson và Brigid Meisenbacherat của Fed San Francisco viết: “Lần cuối cùng khoản nợ tính theo tỷ lệ GDP lớn như vậy là vào năm 1945-1946. Trong ba thập kỷ sau đó, tỷ lệ nợ trên GDP giảm dần, đạt khoảng 25% vào năm 1975”.

Khả năng trong 2-5 năm tới, cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ sẽ xảy ra, tác động lớn tới toàn cầu. Khi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu đưa ra các cảnh báo, chúng ta có thể biết rằng sự kiện này đã đến gần hơn.

"Dự báo của Cơ quan Ngân sách Quốc hội cho thấy tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ sẽ tăng lên đến 172% từ năm 2024 đến năm 2054.” Wilson và Meisenbacherat cũng chỉ ra rằng Fed dự kiến lãi suất quỹ liên bang trong dài hạn là 0.50%. Dự báo của họ về tăng trưởng GDP thực trong dài hạn là 1.8%. Tuy nhiên, CBO dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thấp hơn 1.5% và lãi suất thực trong dài hạn đối với khoản nợ của Mỹ là 2.0%.

Họ viết: “Trong trường hợp này, tăng trưởng kinh tế chậm so với lãi suất sẽ khiến tỷ lệ nợ tăng, chủ yếu là do các khoản thanh toán lãi suất cao hơn”.

“Áp lực tăng thâm hụt ngân sách cơ bản trong dài hạn chủ yếu do chi tiêu cho các chương trình bắt buộc như An sinh xã hội và Medicare. Chi tiêu cho phúc lợi An sinh xã hội và các chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ, đặc biệt là Medicare, kết hợp với tình trạng già hóa dân số dự kiến, sẽ khiến mức chi tiêu cho các chương trình này trong GDP sẽ tăng lên đáng kể. Áp lực này không còn xảy ra sau Thế chiến II vì dân số Mỹ nói chung trẻ hơn và vì Medicare mãi đến năm 1965 mới được ban hành.”

Và không có đảng chính trị nào sẵn sàng điều chỉnh các chương trình này, ngày càng có nhiều khả năng thị trường sẽ buộc phải thay đổi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến

Sự thống trị toàn cầu của đồng USD chưa bao giờ là điều được đảm bảo vĩnh viễn. Trong Our Dollar, Your Problem, Kenneth Rogoff cảnh báo rằng những rủi ro nội tại như thâm hụt ngân sách, bất ổn chính trị và can thiệp vào chính sách tiền tệ có thể âm thầm bào mòn niềm tin vào đồng bạc xanh. Nếu mất niềm tin, quyền lực tiền tệ của Mỹ sẽ suy giảm không ồn ào nhưng đầy hệ lụy.
Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump

Nvidia đối mặt nguy cơ mất 5.5 tỷ USD vì lệnh hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc, phản ánh hậu quả từ chính sách thương mại thiếu chuẩn bị của Mỹ. Trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho xung đột, Mỹ vẫn tỏ ra bị động trước những rủi ro trong chuỗi cung ứng công nghệ. Bài học từ Nvidia cho thấy Mỹ có thể đang bước vào cuộc chiến công nghệ trong thế yếu.
Deutsche Bank cảnh báo làn sóng dịch chuyển khỏi tài sản Mỹ của giới đầu tư Trung Quốc
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Deutsche Bank cảnh báo làn sóng dịch chuyển khỏi tài sản Mỹ của giới đầu tư Trung Quốc

Trong bối cảnh chiến lược thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra những cơn địa chấn trên thị trường toàn cầu, giới đầu tư Trung Quốc – lực lượng vốn giữ vai trò không nhỏ trong hệ sinh thái tài chính quốc tế – đang bắt đầu “xoay trục” khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ, chuyển hướng sang các tài sản châu Âu và vàng để tìm kiếm sự an toàn và ổn định.
Cơn sốt AI bắt đầu hạ nhiệt: Doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, thị trường thận trọng
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cơn sốt AI bắt đầu hạ nhiệt: Doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, thị trường thận trọng

Gần đây, nhóm cổ phiếu công nghệ lớn – thường gọi là “Magnificent 7” – đã giảm giá mạnh, mất khoảng 22% giá trị. Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, phần lớn sự biến động này dường như đến từ tâm lý thị trường hơn là sự suy yếu của câu chuyện xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhật Bản phủ nhận thao túng tiền tệ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhật Bản phủ nhận thao túng tiền tệ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật leo thang

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật đang ngày càng nóng lên với những cuộc đàm phán song phương vừa chính thức khởi động, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 18/4 đã lên tiếng bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Tokyo cố tình làm suy yếu đồng yên nhằm hỗ trợ xuất khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ