Kinh tế Australia có dấu hiệu chậm lại, nhấn mạnh khả năng RBA cần cắt giảm lãi suất

Kinh tế Australia có dấu hiệu chậm lại, nhấn mạnh khả năng RBA cần cắt giảm lãi suất

11:15 06/03/2024

Nền kinh tế Úc tăng trưởng với tốc độ "ốc sên" trong quý cuối năm 2023, thu nhập hộ gia đình bị siết chặt khiến chi tiêu của người tiêu dùng rơi vào tình trạng bế tắc, củng cố kịch bản RBA sẽ phải hạ lãi suất.

Sự suy thoái này khẳng định chi phí đi vay cao đang kiềm chế nhu cầu, khiến bộ trưởng tài chính Jim Chalmers phải tuyên bố rằng nền kinh tế đang chuyển từ rủi ro lạm phát sang rủi ro tăng trưởng.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Úc sáng nay cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế tăng 0.2% trong quý IV, dưới mức dự báo 0.3%.

Tăng trưởng hàng năm chậm lại còn 1.5%, giảm từ mức 2.1% của quý trước và là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, thời điểm nền kinh tế vừa thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch.

Chi tiêu hộ gia đình hoàn toàn không góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong quý 4, do mức tăng 0.7% trong chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu bị kéo lại bởi mức giảm 0.9% của hoạt động chi tiêu khác.

Dữ liệu của ABS cho thấy các hộ gia đình đang chi tiêu nhiều hơn cho điện, tiền thuê nhà, thực phẩm và sức khỏe trong khi cắt giảm chi tiêu với khách sạn, quán cà phê và nhà hàng cũng như xe mới, quần áo và giày dép.

Stephen Smith, đối tác của Deloitte Access Economics, cho biết: “Người tiêu dùng Úc đang phải chịu lãi suất cao hơn và áp lực chi phí sinh hoạt, trong khi tỷ lệ đầu tư nhà ở vẫn ở tình trạng ảm đạm”.

“Nhu cầu tiêu dùng không đủ để biện minh cho tuyên bố của RBA về lạm phát "cây nhà lá vườn"... Chính sách tài chính và tiền tệ cần chuyển hướng từ kiềm chế lạm phát sang kích thích tăng trưởng kinh tế."

RBA đã tăng lãi suất tới 425 điểm cơ bản kể từ tháng 5 năm 2022 để kiềm chế lạm phát và không loại trừ khả năng sẽ tăng lãi suất khác do áp lực giá dịch vụ cao liên tục, ngay cả khi lạm phát chung đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm.

Ngân hàng trung ương Úc cũng đã dự kiến nền kinh tế sẽ chậm lại ở mức 1.5% YoY vào cuối năm ngoái và xuống còn 1.3% vào giữa năm 2024.

Úc không đơn độc đối mặt với áp lực tăng trưởng. Trên toàn cầu, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại do lãi suất tăng, kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Cả Nhật Bản và Anh đều rơi vào suy thoái vào nửa cuối năm ngoái, trong khi nền kinh tế khu vực đồng euro cũng bị đình trệ.

Tăng trưởng ở Úc được hỗ trợ bởi số lượng nhập cư kỷ lục, nhưng tính theo đầu người, GDP đã giảm 0.3% trong quý IV năm ngoái, đánh dấu đà giảm ba quý liên tiếp

Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình đã tăng trở lại lên 3.2% nhưng vẫn ở mức thấp

Các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế sẽ tiếp tục chậm lại trong những tháng tới trước khi phục hồi vào nửa cuối năm. Các thị trường đang định giá đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của RBA sẽ diễn ra vào tháng 8.

Harry Murphy Cruise, Chuyên gia kinh tế của Moody’s Analytics, cho biết: “Điều đó có nghĩa năm 2024 sẽ là một câu chuyện gồm hai nửa. Nửa đầu tiên được xác định bởi áp lực chi phí sinh hoạt kéo dài, và nửa sau là chiếc phao được tung ra dưới hình thức cắt giảm thuế và lãi suất”.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ