Kinh tế thế giới chao đảo: Châu Âu dần "lụi tàn", Mỹ bị phụ thuộc vào nợ công để duy trì tăng trưởng

Kinh tế thế giới chao đảo: Châu Âu dần "lụi tàn", Mỹ bị phụ thuộc vào nợ công để duy trì tăng trưởng

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:13 22/10/2024

Kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn. Ở bất kỳ quốc gia nào, đều có thể thấy các mô hình kinh tế không bền vững: Mỹ đang dựa vào tăng trưởng từ việc vay nợ, Trung Quốc cố gắng "vắt kiệt" những mô hình phát triển cũ, còn châu Âu thì đang dần suy tàn.

Hôm nay, hãy cùng xem xét các mô hình kinh doanh mà châu Âu và Mỹ đang áp dụng, để nắm bắt được bối cảnh sắp tới, từ đó đưa ra một danh mục đầu tư phù hợp.

Châu Âu đang dần suy tàn

Biểu đồ về tăng trưởng GDP của châu Âu cho thấy một sự thật đáng buồn.

Europe GDP Growth

Dự báo của các chuyên gia tại ECB cho thấy trong 5 năm tới, tăng trưởng GDP chỉ đạt 1.3% - thấp nhất từ trước tới nay. Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, con số này từng trên 2%.

Trong khi Mỹ đang chứng kiến sự bùng nổ kinh tế và những quốc gia như Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, châu Âu phải đối mặt với các câu hỏi khó:

Tại sao tăng trưởng lại thấp như vậy? Suy thoái liệu sẽ còn kéo dài?

1. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: Liên minh Châu Âu hoạt động theo một chính sách tiền tệ chung nhưng lại có nhiều chính sách tài khóa khác nhau, và không có liên minh về ngân hàng hay thị trường vốn.

2. Năng suất lao động thấp và không cải cách cơ cấu: Dù vấn đề tăng năng suất được nhắc đến nhiều, nhưng các chính trị gia châu Âu không thực sự thúc đẩy những cải cách nhằm cải thiện năng suất về mặt cơ cấu. Trong 20 năm qua, năng suất lao động ở châu Âu chỉ tăng khoảng 1% mỗi năm, trong khi Mỹ tăng nhanh hơn nhiều.

Europe Productivity

3. Tình hình nhân khẩu học ngày càng xấu đi: Tỷ lệ sinh thấp đồng nghĩa với việc lực lượng lao động châu Âu sẽ giảm 25% trong 20-30 năm tới. Ở Ý, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động thậm chí còn chưa tới 60%.

Labor Force Growth

4. Thiếu tinh thần đổi mới, nhưng lại có quá nhiều quy định: Châu Âu không khuyến khích đổi mới mà tập trung vào việc tạo ra thêm các quy định mới, gây khó khăn cho sự phát triển.

Mặc dù châu Âu đang dần suy yếu, thị trường vẫn tỏ ra lạc quan một cách vô lý.

Tuần vừa rồi, ECB đã tiếp tục hạ lãi suất, nhưng lãi suất danh nghĩa vẫn còn quá cao so với xu hướng lạm phát hiện tại.

Như biểu đồ bên dưới cho thấy, để kích thích tăng trưởng, châu Âu cần lãi suất thấp hơn mức lạm phát. Trước đại dịch, mức lãi suất danh nghĩa dài hạn ở châu Âu là 0.5%. Hiện tại, con số này là hơn 2%.

ECB Deposit Rate

Điều gì đã thay đổi để châu Âu có thể duy trì được mức lãi suất cao hơn? Theo tác giả là không có gì cả. Thực ra, Châu Âu đang "chết dần chết mòn". Và hãy đảm bảo rằng danh mục đầu tư của bạn đã sẵn sàng cho điều này.

Bond Market Pricing

Chuyển sang mô hình kinh tế Mỹ, dưới đây là một số dữ liệu thống kê đáng kinh ngạc về nền kinh tế Hoa Kỳ - kể từ giữa năm 2020 đến nay:

  • GDP danh nghĩa của Mỹ đã tăng khoảng 7 nghìn tỷ USD
  • Tổng nợ công của Mỹ đã tăng khoảng 8.5 nghìn tỷ USD

Nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhờ vào nợ công. Biểu đồ dưới đây cho thấy GDP danh nghĩa của Mỹ (màu xanh) tăng ít hơn so với đà tăng của nợ công (màu đỏ). Nếu tính thêm cả nợ khu vực tư nhân, con số này sẽ vượt mốc 8 nghìn tỷ USD.

Debt vs GDP

Liệu thị trường có nên lo lắng về mô hình tăng trưởng dựa vào nợ này không? Điều này không quá đáng lo ngại, miễn là nợ được sử dụng để đầu tư vào những dự án hiệu quả. Nhưng Mỹ ngày càng kém trong việc này. Mỗi 1 USD nợ mới tạo ra ngày càng ít tăng trưởng GDP.

GDP Per Dollar of Total Nonfinancial Debt

Tuy kinh tế Mỹ phát triển tốt từ năm 2020, nhưng chủ yếu nhờ vay nợ nhiều hơn là tăng trưởng thực.

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây, chắc chắn sẽ đều khiến nợ công tăng cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ