Liệu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng tái diễn?

Liệu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng tái diễn?

18:51 06/04/2023

Sự thất bại của Silicon Valley Bank đã nhắc lại những ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tình trạng vào 15 năm trước khó có thể tái diễn. Vì vậy, định giá của thị trường về 3 đợt Fed cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay là hoàn toàn sai lầm.

Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao một cuộc khủng hoảng ngân hàng với quy mô như những năm 2007 - 2008 dường như rất khó xảy ra:

Thiếu chất xúc tác:

  • Trong cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng "quá lớn để có thể sụp đổ" (too-big-to-fail banks) và các tổ chức tài chính khác phải đối mặt với vấn đề về nghĩa vụ nợ thế chấp và thế chấp dưới chuẩn. Vào thời điểm đó, cuộc khủng hoảng đã đánh sập nhiều tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực tài chính từ Citigroup đến Bear Stearns, AIG, Fannie Mae, Washington Mutual và Lehman Brothers.
  • Ngược lại, dường như không có bất cứ vấn đề gì đáng chú ý trong bảng cân đối kế toán hiện nay. Thật vậy, sự thất bại của SVB là do khả năng quản lý dòng tiền gửi yếu kém cũng như sự thờ ơ đối với hậu quả từ chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất của Fed trong nhiều thập kỷ. Tất nhiên, có thể bảng cân đối kế toán của một số công ty bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng những tên tuổi lớn không nằm trong số đó. Một số người lập luận rằng động thái thắt chặt chính sách của Fed sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhưng lãi suất tăng nhanh để đối phó với lạm phát cao đòi hỏi họ phải tuân thủ các quy tắc cơ bản về quản lý bảng cân đối kế toán.

Ngăn chặn nhanh chóng:

  • Từ năm 2011, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã lập một danh sách các ngân hàng Mỹ quan trọng trong hệ thống.
  • Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ hiện được yêu cầu duy trì một lượng vốn lớn, đối mặt với các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt và tuân thủ các quy định thanh khoản mới và khắt khe hơn. SVB, một công ty cho vay trung bình, không nằm trong số đó. Trong báo cáo tài chính mới nhất vào tháng 11, Fed đã đánh giá rằng “tỷ lệ vốn dựa theo rủi ro (risk-based capital ratios) của các ngân hàng vẫn ở mức trung bình và các cuộc kiểm tra căng thẳng cho thấy hệ thống vẫn ổn định trước suy thoái kinh tế nghiêm trọng”.
  • Có thể vẫn có sơ hở trong cách kiểm tra hiện tại nhưng các biện pháp hiện nay đủ mạnh để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Chính sách hỗ trợ:

  • Mặc dù có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính ngay từ năm 2007, nhưng phải trải qua một số thiệt hại và sự thất bại của nhiều công ty tài chính trước khi Chương trình cứu trợ các tài sản gặp rắc rối (TARP) được thiết lập.
  • Lần này, Fed đã nhanh chóng công bố chương trình hỗ trợ, cung cấp cho họ - những ngân hàng gặp phải tình trạng khó khăn tương tự như SVB khi lãi suất tăng nhanh - các khoản vay có kỳ hạn 1 năm. Sự hỗ trợ nhanh chóng này đã giúp xoa dịu nỗi lo của người gửi tiền và nhà đầu tư.

Cẩn thận với các quyết định lãi suất:

  • Tất cả những điều trên không có nghĩa là nền kinh tế đã trở lại bình thường. Các tài sản như bất động sản thương mại và các khoản vay có đòn bẩy có thể trở thành mối nguy hiểm khi Fed tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, trong khi Moody’s đã đưa First Republic Bank và năm tổ chức cho vay khác của Mỹ vào diện xem xét hạ mức xếp hạng. Những ngày và tháng tới sẽ có nhiều khó khăn cho Fed cũng như các trader lãi suất, nhưng có rất ít khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng 75 điểm cơ bản vào cuối năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?