Liệu đã đến lúc ECB tiếp tục "hành trình" nới lỏng chính sách tiền tệ?

Liệu đã đến lúc ECB tiếp tục "hành trình" nới lỏng chính sách tiền tệ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:27 01/10/2024

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã tăng vọt lên trên mức 3.60% do lo ngại rằng Fed có thể không cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào cuộc họp sắp tới, và khả năng hạ lãi suất mạnh tay như vậy đã giảm mức trên 55% trước bài phát biểu của Powell xuống còn 38%.

Chỉ số DXY đã phục hồi từ mức đáy trong một năm và cặp EUR/USD giao dịch quanh mức dưới 1.12. Đợt bán tháo không chỉ được thúc đẩy bởi đồng USD mạnh lên mà còn bởi loạt dữ liệu từ khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Thủ tướng Pháp đã công bố kế hoạch tăng thuế và dữ liệu CPI mới nhất cho thấy lạm phát của Đức cũng giảm xuống dưới mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), giống như Pháp và Tây Ban Nha. Báo cáo CPI của Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được công bố vào hôm nay và dự kiến ​​sẽ cho thấy lạm phát tại khu vực này đã giảm xuống dưới mục tiêu 2%.

Nói cách khác, ECB gần như không lý do gì để trì hoãn đợt cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 10. Chủ tịch ECB Lagarde đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ có nhiều điều đáng chú ý hơn trong tháng này. Bà cho biết ECB đang trở nên "lạc quan hơn trong việc kiểm soát lạm phát" và điều đó sẽ được thể hiện trong quyết định chính sách tháng 10. Do đó, thị trường hiện đang định giá 80% khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 17 tháng 10.

Kỳ vọng gia tăng về lập trường ôn hoà của ECB kết hợp với triển vọng cân bằng hơn đối với Fed sẽ đè nặng lên cặp EUR/USD. Các mục tiêu tiếp theo trong xu hướng giảm là 1.1070 (mức thoái lui Fibonacci 2.,6% từ đợt tăng vào tháng 4 cho đến nay), ngưỡng hỗ trợ 1.10 và 1.0980 (mức thoái lui Fibonacci 38.2% chính), sẽ đánh dấu ranh giới giữa xu hướng tăng hiện tại và một sự đảo chiều giảm trong trung hạn.

Dữ liệu việc làm yếu kém tại Hoa Kỳ là rủi ro lớn nhất đối với dự báo giảm của cặp EUR/USD. Bất kỳ sự suy yếu nào trong dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ sẽ khiến kỳ vọng hạ lãi suất của Fed tăng trở lại, đồng thời khiến đồng USD giảm mạnh trên diện rộng và cặp EUR/USD sẽ phục hồi.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng vọt

Chứng khoán Trung Quốc mở rộng mức tăng vào thứ Hai khi Trung Quốc công bố thêm các gói kích thích và nhà đầu tư đã ồ ạt mua vào trước khi thị trường đóng cửa nghỉ lễ quốc khánh hôm nay. Chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đã tăng hơn 8% vào thứ Hai và tăng tới 26% trong 6 phiên.

Các gói kích thích của Trung Quốc thường là tin tốt cho thị trường toàn cầu, như cách đây 5 năm. Nhưng điều thú vị là thị trường Hoa Kỳ hầu như không phản ứng với các gói kích thích của Trung Quốc. S&P 500 chỉ tăng 1% trong giai đoạn này. Động thái của nhà đầu tư cho thấy những gì xảy ra ở Trung Quốc ngày càng ít tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng nhìn chung, diễn biến tháng 9 không quá tệ như thị trường vẫn lo sợ. S&P 500 kết thúc tháng với mức tăng 2%, đạt đỉnh kỷ lục mới, Dow Jones tăng 1.85% và Nasdaq 100 tăng 2.50%. Điều này là nhờ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, mà vốn nền kinh tế chưa thục sự cần.

Giờ đây, Jerome Powell có vẻ như muốn giảm bớt áp lực trên thị trường. Trong bài phát biểu ngày hôm qua, ông chia sẻ rằng nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ và Fed không vội cắt giảm lãi suất. Có lẽ Chủ tịch Fed đang lo lắng về tác động từ các gói kích thích của Trung Quốc đối với lạm phát?

Giá quặng sắt đã phục hồi gần 50% đà giảm vào năm nay chỉ trong 6 phiên giao dịch, và hợp đồng tương lai của đồng cũng tăng vọt, theo sau đà tăng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, mặc dù động thái tích cực này không rõ rệt như quặng sắt. Tin tốt đối với lạm phát kỳ vọng là giá dầu không có dấu hiệu tăng trong tuần qua. Nhưng nếu các gói kích thích của Trung Quốc có hiệu quả, giá năng lượng và hàng hóa sẽ tiếp tục được hưởng lợi, từ đó gây áp lực lên lạm phát.

Các cuộc đình công tại cảng Mỹ

45,000 người dự kiến sẽ đình công tại các cảng ở bờ Đông và vùng vịnh của Mỹ trong hôm nay, điều này có thể ảnh hưởng đến khoảng 50% lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm chuối, các loại trái cây ngoại nhập, thực phẩm đóng gói, hàng bán lẻ, thuốc men, thịt, vận chuyển hàng hải và các nhà sản xuất ô tô, v.v. Theo ước tính của Oxford Economics, các cuộc đình công này có thể gây thiệt hại từ 4.5 đến 7.5 tỷ USD mỗi tuần cho nền kinh tế Mỹ. Áp lực lên chuỗi cung ứng từ cuộc đình công này cũng có thể làm tăng lạm phát.

Tin xấu là chính quyền Biden không muốn can thiệp vào cuộc tranh chấp này. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Mỹ và gây áp lực lên lạm phát trong thời điểm Fed vừa tuyên bố "chiến thắng" trong cuộc chiến chống lạm phát. Tuy nhiên, chính quyền cũng không muốn đứng về phía các nhà vận chuyển hàng hải, những người đã kiếm lợi nhuận kỷ lục từ các gián đoạn do đại dịch trong 4 năm qua. Có thể sẽ không có giải pháp nhanh chóng nào cho vấn đề này.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ