Liệu Fed có đang mất quyền kiểm soát?

Liệu Fed có đang mất quyền kiểm soát?

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

09:51 14/05/2024

Theo các báo cáo mới từ các ủy viên, quỹ An sinh xã hội và quỹ Medicare chi trả tiền viện phí đều sẽ bắt đầu đối mặt với tình trạng ''sụp đổ'' vào năm 2035 và 2036. Điều này thật đáng thất vọng, nhưng cũng không quá bất ngờ, khi Quốc hội chỉ chú tâm đến việc chi thêm hàng tỷ USD cho viện trợ quân sự cho các quốc gia khác và cấm nền tảng TikTok, chẳng chú ý đến sự phá sản đang cận kề của hai chương trình phúc lợi lớn nhất liên bang.

Nhiều người trong Quốc hội tin rằng họ có thể mặc kệ sự sụp đổ của quỹ An sinh xã hội và Medicare, vì họ có thể trông chờ vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ phải tự nhúng tay cắt giảm phúc lợi thực tế và tăng thuế.

Việc này này có thể được thực hiện thông qua “thuế lạm phát”.

Fed thúc đẩy sự giằng co giữa việc dùng nợ để viện trợ quân sự và phúc lợi an sinh, bằng cách chuyển đổi nợ liên bang thành tiền.

Đây là một lý do tại sao, mặc dù lãi vay hiện đang chiếm thị phần lớn thứ ba trong ngân sách liên bang, chỉ sau An sinh xã hội và Medicare, và cao hơn chi tiêu cho quân sự, nhưng có rất ít người trong Quốc hội thực sự nghiêm túc về việc cắt giảm phúc lợi an sinh hoặc viện trợ chiến tranh. Một số ít người tìm cách cắt giảm chi tiêu cho phúc lợi bị cho là “vô tâm”, trong khi những người muốn cắt giảm viện trợ chiến tranh bị các đảng phái bôi nhọ là “chống Mỹ”.

Chi tiêu và nợ quá mức của chính phủ đang dẫn đến “sự thống trị tài chính”. Sự thống trị tài chính xảy ra khi một Ngân hàng Trung ương phải ưu tiên kiếm tiền từ mức nợ chính phủ ngày càng cao, trao cho Quốc hội quyền kiểm soát thực đối với chính sách tiền tệ.

Việc Fed mua nợ liên bang sẽ dẫn đến lạm phát giá cả. Điều này cũng sẽ khuyến khích chính phủ chi tiêu nhiều hơn, bằng cách củng cố những ảo tưởng cho các đảng phái, như cựu Phó Tổng thống Dick Cheney đã nói, “không cần phải lo về thâm hụt”. Các chính sách lạm phát của Fed làm giảm lãi suất một cách giả tạo, tức là giá trị của tiền. Lãi suất thấp ''giả tạo'' làm nhiễu các tín hiệu cho nhà đầu tư và doanh nhân, dẫn đến việc đầu tư sai lầm. Điều này tạo ra bong bóng, dẫn đến tăng trưởng ảo. Cuối cùng, thực tế kinh tế sẽ bắt kịp những ảo tưởng do Fed tạo ra và bong bóng sẽ vỡ, gây ra suy thoái kinh tế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo có thể sẽ bởi vì, hoặc dẫn đến việc, USD bị tước đi vị thế đồng tiền dự trữ thế giới. Quốc hội sẽ buộc phải cắt giảm mạnh chi tiêu, trong khi Fed sẽ được phép chuyển khoản nợ thành tiền. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn rộng khắp xã hội, có khả năng dẫn đến bạo lực, gia tăng các phong trào độc tài cánh tả và cánh hữu, và chủ nghĩa độc tài ngày càng mạnh.

Cách duy nhất để tránh số phận này, là một bộ phận lớn người Mỹ yêu cầu Quốc hội ngay lập tức tiến hành thu hẹp sự giằng co giữa viện trợ chiến tranh và phúc lợi an sinh, bắt đầu với việc giảm ngân sách quân sự cồng kềnh. Số tiền có được từ việc này có thể dùng để hỗ trợ những người đang phụ thuộc vào các chương trình phúc lợi của chính phủ, khi các chương trình này sẽ bị loại bỏ dần, và việc cung cấp viện trợ được nhường lại cho các tổ chức từ thiện tư nhân, nhà thờ và cộng đồng địa phương. Quốc hội cũng nên kiềm chế Fed bằng cách thông qua Dự luật Kiểm toán Fed, hợp pháp hóa các loại tiền tệ thay thế và cấm Fed mua TPCP.

Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, những người biện hộ cho Cục Dự trữ Liên bang luôn nói rằng Dự luật Kiểm toán Fed sẽ giao cho Quốc hội quyền được phụ trách chính sách tiền tệ. Trong khi đó họ lại phớt lờ mối đe dọa thực sự về khả năng tự động hóa của Ngân hàng Trung ương là sự tăng trưởng trong chi tiêu và nợ liên bang. Tuy nhiên, mục tiêu thực tế nên là bãi bỏ Fed chứ không phải bảo vệ Fed. Nếu thực sự muốn có một hệ thống tiền tệ không bị can thiệp bởi chính trị, họ nên tham gia phong trào khôi phục các giới hạn hiến pháp của chính phủ, củng cố tách biệt tiền tệ và nhà nước.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ