Liệu GDP của Mỹ có thể “cứu” được thị trường chứng khoán?

Liệu GDP của Mỹ có thể “cứu” được thị trường chứng khoán?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:30 27/01/2022

Hơn gấp đôi so với thời kỳ trước đại dịch - tốc độ tăng trưởng hàng năm 5% dự kiến trong quý IV là một lý do để vui mừng. Điều đó có thể thúc đẩy đồng Dollar mạnh lên, nhưng không thể “cứu” được thị trường chứng khoán, vốn đang cảnh giác với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn từ Cục Dự trữ Liên bang. Một ngày sau quyết định lớn của Fed, số liệu tổng sản phẩm quốc nội có thể sẽ gây biến động thị trường - vì Fed vẫn đang chăm chú theo dõi dữ liệu kinh tế.

Liệu GDP của Mỹ có thể “cứu” được thị trường chứng khoán?
Liệu GDP của Mỹ có thể “cứu” được thị trường chứng khoán?

Bối cảnh GDP

Nền kinh tế Mỹ được kỳ vọng sẽ hoàn thành đà phục hồi ấn tượng vào năm 2021. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng mức tăng 5.4% hàng năm trong quý IV, cao hơn nhiều so với mức 2.3% được ghi nhận trong ba tháng trước đó.

Biến thể Delta COVID-19 đã kìm hãm sự phát triển của Mỹ trong quý III và khả năng phục hồi diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết quý IV. Omicron đến muộn và có tác động tiêu cực vào tháng 12, khi dữ liệu doanh số bán lẻ cho thấy trong tháng cuối cùng của năm 2021.

Các điểm dữ liệu gần đây nhất đã được đưa vào tính toán GDP. Với tính chất của các đợt phong tỏa của nền kinh tế kể từ sau đại dịch và sự biến động cao, sẽ có một bất ngờ đáng kể đối với con số GDP để làm rung chuyển thị trường. Tỷ lệ mở rộng dưới 5% sẽ gây thất vọng, kéo đồng Dollar xuống và mức trên 6% hàng năm sẽ là một bất ngờ tích cực. Đã qua rồi cái thời mà độ lệch 0.1% sẽ là đáng kể.

Cân nhắc lạm phát

Trong trường hợp tăng trưởng GDP xuất hiện với mức 5%, thành phần lạm phát có thể đánh cắp ánh sáng sân khấu. Lộ trình tăng lãi suất chính xác của Fed và có lẽ quan trọng hơn, cách ngân hàng này dần rút tiền khỏi thị trường, vẫn chưa rõ ràng. Fed phải đang theo dõi dữ liệu - và trọng tâm hiện tại của họ là lạm phát.

Tăng trưởng GDP tính theo giá thực tế, sau khi tính đến việc tăng giá. Cùng với chỉ báo lạm phát được ưa thích của Fed là Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE), trọng tâm có thể sẽ là Core PCE. Con số đó loại trừ các mặt hàng biến động mạnh như thực phẩm và năng lượng và sẽ giúp Fed định hướng.

Các nhà kinh tế kỳ vọng nó sẽ đạt 4.9% sau mưc 4.6% trong quý trước. Một lần nữa, giả sử không có bất ngờ lớn nào từ GDP, một bất ngờ ở Core PCE có thể làm ảnh hưởng đến đồng Dollar. Mức gần 5.5% sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh trong khi con số gần 4.5% sẽ làm USD giảm giá.

Với tình trạng lạm phát cao kéo dài liên tục vào cuối năm, có nhiều dư địa cho một bất ngờ tăng hơn là một bất ngờ giảm.

Core PCE đang trên đà tăng, nhưng tiếp theo sẽ đi đến đâu?

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ