Liệu Việt Nam sẽ tiếp tục tránh được khỏi mác thao túng tiền tệ trong báo cáo tháng 10 tới?

Liệu Việt Nam sẽ tiếp tục tránh được khỏi mác thao túng tiền tệ trong báo cáo tháng 10 tới?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:29 12/10/2021

Việt Nam và Malaysia có thể sẽ tránh được mác thao túng tiền tệ trong báo cáo sắp tới của Bộ Tài chính Mỹ bất chấp đã vượt 3 tiêu chí của đạo luật 2015

Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố báo cáo tiền tệ bán niên trong tháng 10 này
Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố báo cáo tiền tệ bán niên trong tháng 10 này

Dự kiến Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ công bố báo cáo tiền tệ bán niên của mình trong tháng 10 này. Trong đó, khu vực Đông Nam Á có thể một lần nữa tránh khỏi tầm ngắm của việc gắn mác thao túng tiền tệ, mặc dù số liệu cho thấy có 2 quốc gia trong khu vực này đã đạt các tiêu chí quan trọng. 

Các tiêu chí xem xét thao túng tiền tệ từ phía Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ sử dụng một số tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá mức độ thao túng tiền tệ của từng quốc gia. Trong báo cáo đầu tiên dưới nhiệm kỳ Tổng thống Biden vào tháng 4/2021, một quốc gia bị gắn mác thao túng tiền tệ sẽ phải thỏa mãn tiêu chí của 2 bộ luật được thông qua vào năm 2015 và 1988. Trong khi đó, dưới thời ông Trump, chỉ các tiêu chí trong đạo luật 2015 được sử dụng. 

Cụ thể, đạo luật 1988 quy định Bộ Tài chính cần xem xét việc một quốc gia có thực hiện thao túng tỷ giá hối đoái so với đồng USD nhằm mục đích ngăn chặn quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.

Đạo luật 2015 đưa ra 3 tiêu chí chi tiết hơn trong việc đánh giá thao túng tiền tệ, bao gồm:

  • Thặng dự thương mại hàng hóa với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD trong giai đoạn 12 tháng;
  • Thặng dư cán cân vãng lai với Mỹ ở mức ít nhất 2% trong giai đoạn 12 tháng;
  • Thường xuyên can thiệp 1 chiều đối với tỷ giá thể hiện qua việc liên tục mua ngoại tệ ròng ít nhất 2% GDP trong 6/12 tháng.

Một quốc gia sẽ được đưa vào danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ nếu vi phạm 2/3 tiêu chí trên hoặc có mức độ thặng dư thương mại lớn và mất cân đối với Mỹ. Một khi đã ở trong danh sách trên, các nước này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ trong ít nhất 2 kỳ báo cáo tiếp theo.

Tình hình tại khu vực Đông Nam Á

Trong báo cáo gần nhất vào tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã kết luận Việt Nam đã vượt cả 3 tiêu chí của đạo luật 2015. Tuy nhiên, theo đạo luật 1988, phía Mỹ cho rằng chưa có bằng chứng đầy đủ về việc Việt Nam can thiệp vào tỷ giá nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Do đó, Việt Nam đã được gỡ nhãn thao túng tiền tệ và sẽ tiếp tục phối hợp với phía Mỹ nhằm từng bước cải thiện các tiêu chí trên. Bên cạnh Việt Nam, Singapore cũng được xác định có mức thặng dư cán cân vãng lai với Mỹ tăng vọt trong giai đoạn đại dịch và có động thái can thiệp mạnh tới tỷ giá. 

Diễn biến các đồng tiền tại khu vực Đông Nam Á so với đồng USD

Dữ liệu mới nhất tính tới tháng 6/2021 cho thấy Malaysia và Việt Nam là 2 nước đáp ứng cả 3 tiêu chí của đạo luật 2015 về thao túng tiền tệ. Trong đó, Việt Nam là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á cũng đáp ứng các tiêu chí này trong báo cáo tháng 4/2021. 

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng Bộ Tài chính Mỹ sẽ ít có khả năng gán nhãn thao túng tiền tệ với 2 quốc gia trên trong báo cáo sắp tới. Cơ quan này đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ trong báo cáo tháng 4. Chính quyền Biden đã sử dụng thêm tiêu chí từ đạo luật 1988 trong việc xác định mục đích của việc can thiệp vào tỷ giá khiến cho quá trình gắn mác thao túng tiền tệ diễn ra một cách thận trọng hơn so với dưới thời Donald Trump. Dẫu vậy, một khi cuộc khủng hoảng hiện tại đi qua, Mỹ có thể sẽ có động thái cứng rắn hơn đối với các quốc gia vi phạm cả 3 tiêu chí của đạo luật 2015.

Chúng tôi cũng dự báo Philippine sẽ được bổ sung vào danh sách theo dõi cùng với Singapore và Thái Lan trong báo cáo sắp tới.

Tình hình đáp ứng các tiêu chí hiện tại của các nước Đông Nam Á

 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ