Lợi suất trái phiếu chính phủ 40 năm Nhật Bản phá đỉnh 16 năm!

Lợi suất trái phiếu chính phủ 40 năm Nhật Bản phá đỉnh 16 năm!

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

09:29 23/10/2024

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 40 năm đã chạm mốc cao nhất trong 16 năm, trong bối cảnh làn sóng tăng lợi suất toàn cầu khi giới đầu tư điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed.

Cụ thể, lợi suất đã tăng thêm 1.5 bps lên 2.535% trong phiên giao dịch sáng thứ Tư tại Tokyo. Diễn biến này nằm trong xu hướng bán tháo trái phiếu trên phạm vi toàn cầu, với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý 4.2% kể từ tháng 7. Làn sóng bán tháo đã lan rộng sang thị trường trái phiếu Đức và nhiều quốc gia châu Á khác.

Katsutoshi Inadome, chuyên gia tại Sumitomo Mitsui Trust Asset Management, cảnh báo: "Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu trên thị trường quốc tế vẫn duy trì xu hướng tăng, giá trái phiếu chính phủ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ tiếp tục giảm, đẩy lợi suất lên cao hơn nữa", đồng thời nhấn mạnh thêm áp lực từ xu hướng mất giá của đồng Yên.

Phát ngôn từ các quan chức Fed cho thấy khả năng thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ đã khiến thị trường phải đánh giá lại dự báo về lộ trình của Fed. Đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ cũng tạo áp lực lên tỷ giá USD/JPY, đẩy cặp tiền này tăng tới 0.5% lên 151.80 trong phiên giao dịch thứ Tư - mức cao nhất kể từ tháng 7.

Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng cao nhất kể từ 2008

Song song với đó, thị trường đang gia tăng kỳ vọng về khả năng BoJ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong các tháng tới, đặc biệt trong bối cảnh đồng Yên liên tục suy yếu. Dù dự báo BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 0.25% trong cuộc họp tháng này, thị trường hiện định giá xác suất 66% cho một đợt tăng 25 bps vào tháng 1/2025.

Thủ tướng Shigeru Ishiba bày tỏ ý định phối hợp chặt chẽ với BoJ, điều chỉnh từ phát biểu trước đó về việc Nhật Bản chưa sẵn sàng cho chu kỳ thắt chặt tiếp theo. Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba, Nada Choueiri - Trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản - cho biết họ đang tăng cường đánh giá về triển vọng lạm phát tại Nhật Bản và kỳ vọng BoJ sẽ theo đuổi lộ trình tăng lãi suất dần dần. IMF dự báo mức lãi suất trung lập danh nghĩa khoảng 1.5%, cao hơn so với ước tính 1% của khối kinh tế tư nhân.

Đối với phân khúc trái phiếu siêu dài hạn 30-40 năm, áp lực tăng lợi suất còn đến từ sự sụt giảm nhu cầu của các công ty bảo hiểm nhân thọ - nhóm nhà đầu tư chủ chốt. Theo nhận định từ giới chuyên gia, sau giai đoạn các công ty bảo hiểm tích cực tăng tỷ trọng nắm giữ trái phiếu dài hạn để đáp ứng quy định mới, xu hướng này dường như đã đạt đỉnh.

Lợi suất cũng chịu áp lực tăng do những quan ngại về tình hình tài khóa và cuộc bầu cử Hạ viện cuối tuần này. Thị trường đang theo dõi sát khả năng Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và đối tác liên minh Komeito duy trì được đa số ghế.

Yusuke Ikawa, Chiến lược gia thị trường tại BNP Paribas Securities Japan, nhận định rằng kịch bản LDP và Komeito không đạt đa số có thể dẫn đến bất ổn chính trị và "gia tăng áp lực mở rộng chi tiêu ngân sách".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ