[Market Brief 09.05.2023]: Chứng khoán Mỹ trầm lắng, lợi suất TPCP tăng trở lại

[Market Brief 09.05.2023]: Chứng khoán Mỹ trầm lắng, lợi suất TPCP tăng trở lại

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:15 09/05/2023

Hôm qua là một phiên giao dịch trầm lắng của chứng khoán Mỹ.

[Market Brief 09.05.2023]: Chứng khoán trầm lắng, lợi suất TPCP tăng trở lại
[Market Brief 09.05.2023]: Chứng khoán trầm lắng, lợi suất TPCP tăng trở lại

Giới đầu tư đang trông chờ vào cuộc họp ngày mai giữa Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội với nội dung thảo luận về trần nợ. Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ cũng sẽ được công bố vào tuần này. Khảo sát hàng quý của Fed về nhận định của Quản lý bộ phận cho vay (SLOOS) cho thấy các ngân hàng đã thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong quý đầu tiên, trong bối cảnh căng thẳng trong ngân hàng khu vực vẫn kéo dài từ tháng Ba. Cổ phiếu các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ đã giảm 2.8% trong phiên giao dịch hôm qua sau đợt phục hồi vào thứ Sáu tuần trước. Chỉ số S&P500 không biến động nhiều, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và USD cũng tăng trong ngày hôm qua.

Khảo sát nhận định của Quản lý bộ phận cho vay của Fed đã cho thấy rằng các yêu cầu dành cho các danh mục cho vay đang trở nên khó khăn hơn. Khảo sát nói rằng “các ngân hàng đã dẫn chứng triển vọng kinh tế kém thuận lợi và không chắc chắn, khiến khả năng chịu đựng rủi ro giảm sút, làm suy giảm giá trị tài sản thế chấp và gây lo ngại về chi phí vốn cũng như là tình hình thanh khoản của ngân hàng.” Cuộc khảo sát cũng cho biết các ngân hàng dự kiến sẽ thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong thời gian còn lại của năm 2023. Họ cũng trích dẫn “ngân hàng dự kiến chất lượng tín dụng của danh mục cho vay và giá trị tài sản thế chấp của khách hàng đều sẽ giảm, khả năng chịu rủi ro cũng yếu đi, đồng thời cũng lo ngại về chi phí vốn của ngân hàng, tình hình thanh khoản và dòng tiền chảy ra”.

Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết cổ phiếu của một số ngân hàng khu vực vẫn chịu áp lực, nhưng tiền gửi đã ổn định và các cơ quan quản lý sẵn sàng ứng phó nếu có thêm lo ngại về sự lây lan. Bà ấy nói thêm rằng “Các điều kiện cho vay đang được thắt chặt. Và đó là một phần của quá trình chính sách tiền tệ hoạt động.” Bà lưu ý “Fed nhận thức được rằng việc thắt chặt các điều kiện tín dụng có xu hướng làm nền kinh tế chậm lại. Tôi tin rằng họ sẽ tính đến điều này để đưa ra quyết định chính sách phù hợp.”

Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết cuộc thảo luận kéo dài về trần nợ sẽ khiến công việc của Fed trở nên khó khăn hơn nhiều khi cơ quan này đang cố gắng đánh giá tác động của tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng. Ông nói “Cuộc tranh luận về trần nợ này diễn ra vào thời điểm tồi tệ nhất có thể. Nó khiến cho việc tìm ra điều kiện tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trở nên vô cùng khó khăn.” Đồng thời, ông kêu gọi các nhà lập pháp tăng trần nợ.

Mỹ đã bán 57 tỷ USD trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng ở mức lãi suất 5.14% - mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, khi các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra.

DJIA giảm 0.2%, S&P500 tăng 0.1% và Nasdaq Composite Index tăng 0.2%. Euro Stoxx 50 tăng 0.2%. Chỉ số DXY tăng 0.2% lên 101.38 và tỷ giá EUR/USD giảm 15 pip xuống khoảng 1.1000.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ tăng 9 bp lên 4.00% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 7 bp lên 3.51%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng 3 điểm cơ bản lên 2.32%. Hôm qua là ngày nghỉ lễ của ngân hàng ở Vương quốc Anh. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 2.6% lên 73.20 USD và vàng tăng 0.2% lên 2,022 USD.

Dữ liệu của Hoa Kỳ công bố ngày hôm qua chỉ có doanh số thương mại bán buôn tháng 3 giảm 2.1% mom (Bloomberg dự kiến: +0.4%) so với 0.4% trong tháng 2. Số liệu cuối cùng của hàng tồn kho bán buôn tháng 3 không thay đổi, so với +0.1% số liệu sơ bộ.

Chỉ số lạc quan của doanh nghiệp nhỏ sẽ được NFIB công bố ngày hôm nay. Tâm điểm của tuần này sẽ là lạm phát CPI vào ngày mai, tiếp theo là PPI vào thứ Năm.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY tăng 30 pip lên 135.10 và AUD/USD tăng hơn 30 pip lên 0.6780.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ