[Market Brief 29.11.2022]: Chứng khoán Mỹ giảm do bài phát biểu của các quan chức

[Market Brief 29.11.2022]: Chứng khoán Mỹ giảm do bài phát biểu của các quan chức

10:28 29/11/2022

Chủ đề chính của phiên giao dịch đêm qua là việc khẩu vị rủi ro xấu đi đáng kể

Các cuộc biểu tình chống lại chính sách hạn chế Covid ở Trung Quốc và những phát biểu hawkish của Fed đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Chứng khoán Mỹ mở cửa thấp hơn và tiếp tục trượt dốc. USD hồi phục, lợi suất trái phiếu Mỹ ổn định trong phiên Mỹ.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói với các nhà lập pháp châu Âu rằng “có quá nhiều điều không chắc chắn” trong dữ liệu và sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu lạm phát của Eurozone đã đạt đỉnh vào tháng trước. Bà cũng cho biết lãi suất sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi tăng trưởng chậm lại do lạm phát cao kỷ lục. Theo bà Lagarde, tăng trưởng “dự kiến ​​sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian còn lại của năm nay và đầu năm sau” và “chúng tôi cam kết đưa lạm phát xuống mục tiêu trung hạn và sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu”. Bà Lagarde nói thêm rằng “chúng tôi hy vọng lãi suất sẽ tăng đến mức cần thiết để đảm bảo rằng lạm phát quay trở lại mục tiêu trung hạn 2% một cách kịp thời”.

Có rất nhiều quan chức Fed phát biểu ngày hôm qua, tất cả đều hạ kỳ vọng về sự xoay trục của Fed. Chủ tịch Fed bang New York John Williams cho biết “Fed sẽ cần tăng lãi suất hơn nữa so với hiện nay. Chúng ta cần duy trì chính sách thắt chặt trong một thời gian và hy vọng điều đó sẽ tiếp tục đến ít nhất là vào năm tới”.

Chủ tịch Fed bang St Louis, James Bullard, nhắc lại quan điểm của ông rằng Fed cần đưa lãi suất đến mức khoảng 5-7% để đáp ứng mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách là đủ hạn chế để kiềm chế lạm phát. Ông cho biết Fed sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023.

Chủ tịch Fed bang Cleveland Loretta Mester cho biết rằng “chúng tôi cần bằng chứng thực sự thuyết phục cũng như muốn cho thấy sự quyết tâm về vấn đề này.”

Phó chủ tịch Fed Lael Brainard cho biết Fed phải dựa vào rủi ro kỳ vọng lạm phát tăng cao hơn mục tiêu 2%, đặc biệt là khi tình trạng lạm phát có thể không ổn định. Bà nói thêm rằng “một chuỗi các vấn đề về nguồn cung đã làm hạn chế sản lượng trong thời gian dài có thể sẽ thúc đẩy việc thắt chặt chính sách tiền tệ để khôi phục lại sự cân bằng giữa cung và cầu”.

Chỉ số Dow Jones giảm 1.4%, S&P500 giảm 1.5% và Nasdaq giảm 1.6%. Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu cũng thiếu lạc quan. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0.8% và Euro Stoxx 50 giảm 0.7%. Chỉ số DXY tăng 0.7% lên 106.68 và tỷ giá EUR/USD giảm hơn 50 pip xuống 1.0340.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm xuống 4.44% và lợi suất 10 năm không đổi ở mức 3.68%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức và Anh lần lượt tăng 2 điểm cơ bản lên 1.99% và không đổi ở mức 3.13%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 1.3% lên 77.24 USD và vàng giảm 0.8% xuống 1,741 USD.

Đối với dữ liệu của Hoa Kỳ, chỉ số hoạt động sản xuất của Fed bang Dallas tháng 11 duy trì ở mức -14.4 (ước tính của Bloomberg: -21) so với -19.4 trước đó.

Hôm nay, chỉ số giá nhà S&P CoreLogic CaseShiller và dữ liệu niềm tin người tiêu dùng của Hội đồng Hội nghị (Conference Board) sẽ được công bố.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY giảm nhẹ 20 pip xuống dưới 139.00 nhưng AUD/USD giảm 100 pip xuống 0.6650. Điều này phù hợp với sự suy giảm của các loại tiền tệ hàng hóa như CAD và ZAR do các cuộc biểu tình ở Trung Quốc.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ