Năm thứ hai của đại dịch, thế giới sẽ thay đổi ra sao?

Năm thứ hai của đại dịch, thế giới sẽ thay đổi ra sao?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

14:48 01/01/2021

Phần lớn năm 2020, các bài phân tích xung quanh đại dịch đều mang tính “gây chiến”. Các chính trị gia và các quan chức y tế đã nói về việc "đánh bại" virus Covid-19 và "bóp nát" các đường cong dịch bệnh cao ngất ngưởng. Nhưng đại dịch này, trong vài tháng, đã giết chết hàng trăm nghìn người, phá hủy nền kinh tế toàn cầu và xóa sổ tiến bộ nhiều năm về xử lý đói nghèo.

Mặc dù vắc-xin sẽ xuất hiện, nhưng việc phân phối tới mọi nơi trên thế giới vẫn chỉ dừng lại ở hy vọng. Vào năm 2021, nhân loại sẽ tiếp tục thích nghi với việc sống chung với virus, tuy nhiên sẽ có ít tổn hại hơn.

Về cơ bản, mọi thứ sẽ vẫn không thay đổi. Khẩu trang và rửa tay sạch sẽ vẫn cần thiết. Mọi người sẽ tự giác giữ khoảng cách với nhau tại nơi công cộng mà không cần nghĩ đến điều đó. Nhưng khi đại dịch bước sang năm thứ hai, hãy chuẩn bị cho những thay đổi trong ba lĩnh vực: xét nghiệm virus, quy tắc cách ly và hướng dẫn cách ly xã hội.

Các xét nghiệm nhanh với chi phí rẻ đối với Covid-19 sẽ trở nên phổ biến. Không giống như công nghệ PCR chỉ hiệu quả trong phòng thí nghiệm, thứ có thể thu thập các dấu vết thậm chí rất nhỏ của vật liệu di truyền virus, các xét nghiệm kháng nguyên rẻ hơn tìm kiếm các bộ phận của virus và cho ra kết quả khi nó xuất hiện với số lượng lớn. Ngay cả một số xét nghiệm kháng nguyên tốt nhất cũng bỏ sót một phần tư số ca nhiễm bệnh (mặc dù những xét nghiệm này được cho là ở giai đoạn mà người bị nhiễm ít lây nhiễm nhất, nếu có). Nhưng một số xét nghiệm kháng nguyên có thể được thực hiện trong 15 phút với các thiết bị có kích thước bằng lòng bàn tay, hoặc với các bộ dụng cụ tương tự như que thử thai tại nhà có giá $5. Với hơn 80 thử nghiệm nhanh như vậy, độ chính xác sẽ cao hơn, việc thu thập mẫu sẽ ít khó khăn hơn (ví dụ như chỉ cần lấy dịch mũi nông hoặc nước bọt) và giá sẽ giảm xuống chỉ còn 1 USD cho mỗi thử nghiệm.

Vào giữa năm 2021, xét nghiệm nhanh Covid-19 sẽ thay thế việc kiểm tra nhiệt độ (dù gì cũng vô dụng) tại các sân bay. Người sử dụng lao động, trường học và địa điểm vui chơi giải trí sẽ sử dụng chúng thường xuyên để xác định người lây nhiễm. Một số người thậm chí có thể xét nghiệm nhanh tại nhà như một thói quen buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Việc xác nhận kết quả dương tính vẫn có thể yêu cầu xét nghiệm PCR để có kết quả chính xác hơn trong khi một kết quả âm tính có thể không đảm bảo rằng bạn chưa nhiễm bệnh. Nhưng các trường hợp lây nhiễm sẽ được phát hiện sớm hơn nhiều theo cách này.

Tác dụng phụ của các xét nghiệm với chi phí rẻ có thể được thực hiện tại nhà là rất nhiều (nếu không muốn nói là hầu hết) những người bị nhiễm sẽ nằm trong tầm ngắm của các hệ thống kiểm tra và theo dõi chính thức. Nhưng ở phần lớn châu Âu và châu Mỹ, niềm tin vào các hệ thống này đã bị phá vỡ không thể sửa chữa. Ngay cả như hiện tại, các chính phủ chỉ có thể hy vọng rằng những người bị nhiễm bệnh nhận thức được tình trạng của họ, phần lớn, sẽ làm điều đúng đắn — thông báo cho những người có liên hệ gần gũi với họ và tránh càng xa những người khác càng tốt. Và đối với những người không có triệu chứng, việc nhìn chằm chằm vào que thử liên tục nhấp nháy “dương tính” ngày này qua ngày khác có thể giúp ích cho việc tuân thủ hơn là một thông điệp từ một ứng dụng theo dõi yêu cầu họ ở nhà.

Khi nói đến kiểm dịch, nhiều quốc gia có thể sẽ theo chân Pháp và Thụy Điển trong việc giảm thời gian cách ly từ 2 tuần xuống còn 1 tuần, với hy vọng người dân sẽ tăng cường tuân thủ. Mọi người sẽ được khuyến cáo rằng họ vẫn có thể gây ra một số rủi ro (mặc dù thấp hơn) cho những người khác trong tuần thứ hai - vì vậy, nên tránh gặp những người thân lớn tuổi trong thời gian đó. Các quan chức kiểm tra những người đã được cách ly sẽ sẵn sàng cho họ ra ngoài tham gia một số hoạt động ít rủi ro hơn, chẳng hạn như đi dạo vào buổi sáng sớm trong công viên khi có ít người.

Tương tự như vậy, nhiều chính phủ sẽ trao cho công dân của họ nhiều quyền tự chủ hơn trong việc giao tiếp xã hội. Các quy tắc phức tạp và mang tính bắt buộc về việc ai có thể gặp ai, ở đâu và bằng cách nào, sẽ được hủy bỏ. Thay vào đó, sẽ có những nguyên tắc đơn giản để mọi người tuân theo bất kỳ cách nào họ chọn. Ví dụ, mọi người ở nhiều quốc gia sẽ được khuyến khích, như ở Nhật Bản, tránh “3 thứ”: đám đông, tiếp xúc gần và không gian chật hẹp. Khi tụ họp với bạn bè và gia đình, họ sẽ được khuyên, như ở Canada, hãy tổ chức “ít người hơn, nhóm nhỏ hơn, thời gian bên nhau ngắn hơn và không gian rộng hơn”.

Tất cả những điều này sẽ làm cho năm thứ hai của đại dịch có phần dễ chịu hơn so với năm đầu tiên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ