Nhà đầu tư nước ngoài "chống lưng" cho thị trường trái phiếu Mỹ trong năm nay

Nhà đầu tư nước ngoài "chống lưng" cho thị trường trái phiếu Mỹ trong năm nay

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:59 17/06/2024

Nhà đầu tư đã luôn tự đặt câu hỏi khi nào nhu cầu nước ngoài đối với trái phiếu doanh nghiệp có tín nhiệm cao của Mỹ sẽ suy yếu, cho đến nay nhu cầu này đang có dấu hiệu tăng cao hơn khi triển vọng vĩ mô đối với nền kinh tế Mỹ được cải thiện.

Theo Torsten Slok, chuyên gia kinh tế trưởng tại Apollo Global Management, trong quý I/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã rót 187 tỷ USD vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài có thể vẫn lạc quan khi triển vọng kinh tế vĩ mô của Mỹ được cải thiện. Chi tiêu đã được chứng minh là có khả năng phục hồi và một báo cáo trong tuần này cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt. Khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã giảm từ mức 38% vào tháng 3 xuống còn 13% trong cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg. Mặt khác, tình trạng thị trường hỗn loạn ở Pháp sau quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron về việc tổ chức một cuộc bầu cử sớm, ảnh hưởng đến trái phiếu ngân hàng của quốc gia này.

Nhu cầu từ các nhà đầu tư châu Á và một số ở châu Âu là động lực chính cho trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ trong năm nay. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, nhu cầu đã bùng nổ lên mức kỷ lục trong năm nay, tăng khoảng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái.

Nicholas Elfner, giám đốc nghiên cứu tại Breckinridge Capital, cho rằng với lợi suất lớn hơn 5% trên thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, hoạt động mua trái phiếu thậm chí còn gia tăng tại các khu vực vốn ít hoạt động hơn, bao gồm Trung Đông và Nam Mỹ.

Ông nói: “Nhu cầu nước ngoài hiện rất quan trọng đối với thị trường trái phiếu tín nhiệm cao.”

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục trong năm nay

Chi phí phòng ngừa rủi ro đã giảm nhẹ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và đang ổn định trở lại sau một thời gian tăng đối với các nhà đầu tư ở khu vực đồng Euro.

Tuy nhiên, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm nhanh chóng kể từ cuối tháng 4, cho thấy một rủi ro tiềm ẩn: nhu cầu nước ngoài có thể suy yếu khi nhà đầu tư nhận thấy lợi suất cao hơn nước họ. Và theo nhà hoạch định chiến lược của JPMorgan, Nathaniel Rosenbaum, bất kỳ động thái bất ngờ nào từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đều có thể dẫn đến chi phí phòng ngừa rủi ro cao hơn, điều này tác động tiêu cực đến lực cầu.

Hiện tại, lập trường của Fed vẫn là giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn khi chỉ kỳ vọng cắt giảm lãi suất một đợt trong năm nay, điều này sẽ khiến nhà đầu tư quan tâm hơn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ. Lợi suất trung bình của trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao của Mỹ đạt 5.33% tính đến thứ Năm, theo Bloomberg.

Nhu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ vẫn tiếp tục tăng miễn là các công ty Mỹ phát hành trái phiếu dài hạn, theo David Del Vecchio, giám đốc bộ phận trái phiếu doanh nghiệp tín nhiệm cao của Hoa Kỳ tại PGIM Fixed Income. Ông cũng cho biết, trái phiếu của Mỹ hiện chiếm 75% thị trường trái phiếu doanh nghiệp dài hạn.

Ông chia sẻ: “Nếu bạn quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp dài hạn tín nhiệm cao, bạn nên mua trái phiếu Mỹ vì chúng là một phần quan trọng của thị trường toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục được hưởng lợi từ thực tế đó và tiếp tục chứng kiến nhu cầu đổ vào thị trường của trái phiếu này.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?