Nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi thị trường Mỹ do lo ngại về khủng hoảng kinh tế

Nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi thị trường Mỹ do lo ngại về khủng hoảng kinh tế

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:39 11/03/2025

Từ việc rời bỏ cổ phiếu Mỹ để chuyển sang cổ phiếu Trung Quốc đến mua yên và euro, các nhà giao dịch đang tìm cách bảo vệ danh mục đầu tư khi họ suy ngẫm về cách một cuộc khủng hoảng thị trường Mỹ có thể làm chao đảo thế giới.

Những lo ngại về suy thoái tại Mỹ đang khiến giới đầu tư toàn cầu hoảng loạn, dẫn đến đợt bán tháo mạnh trên Phố Wall và lan sang thị trường châu Á. Niềm tin rằng thời kỳ Mỹ vượt trội so với phần còn lại của thế giới đã kết thúc đang thúc đẩy dòng tiền rời khỏi tài sản Mỹ để tìm đến các kênh phòng hộ an toàn hơn như yên Nhật, trái phiếu chính phủ Úc và nhân dân tệ hải ngoại. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư buộc phải điều chỉnh chiến lược, với nhiều quỹ lớn chuyển từ ưu tiên cổ phiếu Mỹ sang đặt cược vào Trung Quốc và châu Âu.

Sau nhiều năm hưởng lợi từ đà tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ và đồng USD, giới đầu tư nay đang chứng kiến một cú sốc lớn khi Nasdaq 100 mất 1.1 nghìn tỷ USD chỉ trong một ngày. Điều trớ trêu là chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump lại đang thúc đẩy dòng vốn rời khỏi tài sản Mỹ, khiến tâm lý lo ngại bao trùm thị trường. Trong khi đó, đồng euro đã tăng 7% từ tháng Hai, còn chỉ số cổ phiếu Trung Quốc tại Hồng Kông vọt gần 20% trong năm nay, phản ánh sự dịch chuyển của dòng tiền sang những khu vực được xem là hấp dẫn hơn.

Giữa cơn biến động dữ dội của thị trường, các nhà giao dịch không còn kiểm soát được tình hình mà chỉ bị cuốn theo những biến động dữ dội của thị trường. Calvin Yeoh, nhà quản lý danh mục tại Blue Edge Advisors, đang đặt niềm tin vào trái phiếu Kho bạc kỳ hạn dài như một kênh trú ẩn an toàn, đồng thời giữ quan điểm bearish đối với cổ phiếu Mỹ. Tuy nhiên, ông thận trọng duy trì mức cam kết vừa phải, do thị trường liên tục biến động và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

Tại châu Âu, những người đặt cược vào sự suy yếu của đồng euro buộc phải thay đổi quan điểm khi kế hoạch chi tiêu quốc phòng mang tính lịch sử của Đức thúc đẩy việc nâng cấp triển vọng cho đồng tiền chung.

Niềm tin vào thị trường Mỹ đang lung lay, buộc giới đầu tư phải tìm cách bảo toàn vốn trong bối cảnh thị trường biến động mạnh. Quỹ Schroders, quản lý hơn 1,000 tỷ USD, đã nhanh chóng "quay xe", thay vì nắm giữ USD, họ chuyển sang yên Nhật và euro để tìm kiếm sự an toàn. Động thái này phản ánh xu hướng dịch chuyển dòng tiền khỏi tài sản Mỹ khi nhà đầu tư ngày càng lo ngại về triển vọng kinh tế suy yếu.

Xu hướng chuyển dịch này thể hiện rõ trên thị trường cổ phiếu, những lo ngại về suy thoái đã khiến Nasdaq 100 giảm 3.8% vào thứ Hai — mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2022.

Dữ liệu kinh tế càng củng cố lo ngại: tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên 4.1% trong tháng Hai, trong khi chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh nhất trong gần bốn năm vào tháng 1. Các bình luận của Trump về khả năng Mỹ sẽ trải qua một "giai đoạn chuyển đổi" cùng với nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent rằng có thể có một "giai đoạn thanh lọc" cũng khiến giới giao dịch rút lui khỏi những tài sản của Mỹ.

Các chiến lược gia và nhà quản lý quỹ đang điều chỉnh lại chiến lược đầu tư. George Efstathopoulos, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Fidelity International, đã bổ sung cổ phiếu tầm trung của Đức vào danh mục vào cuối ngày hôm qua, ông kỳ vọng rằng gói kích thích tài khóa của nước này sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp.

Citigroup đã hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ từ mức "tăng tỷ trọng" xuống "trung lập", đồng thời nâng xếp hạng cổ phiếu Trung Quốc lên mức "tăng tỷ trọng". Trong khi đó, Morgan Stanley Investment Management ưu tiên các công ty và thị trường Đông Nam Á, còn T. Rowe Price Group lại ưa chuộng cổ phiếu châu Âu.

Những diễn biến này càng củng cố quan điểm của Li Minghong, nhà đầu tư kỳ cựu với 20 năm kinh nghiệm, rằng phần lớn mức định giá cao của cổ phiếu Mỹ là do đầu cơ quá mức, và cổ phiếu Trung Quốc hải ngoại có giá trị hấp dẫn hơn. Ông nhận định rằng sự dịch chuyển này là điều tất yếu, bởi trong bối cảnh thị trường Mỹ suy yếu, các cổ phiếu Trung Quốc – đặc biệt là những mã từng chạm đáy – đang mang lại cơ hội đầu tư tốt hơn.

Chỉ số theo dõi bảy gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba Group Holding và Tencent Holdings, đã tăng hơn 30% trong năm nay, trong khi chỉ số theo dõi nhóm cổ phiếu Mag7 của Mỹ đã giảm 15%.

Tâm lý thận trọng đang bao trùm Emmer Capital Partners Ltd. tại Hồng Kông khi CEO Manishi Raychaudhuri cảnh báo rằng sự biến động của các tài sản rủi ro sẽ còn gia tăng. Theo ông, yếu tố kìm hãm lớn nhất lúc này là việc Tổng thống Trump tỏ ra không mấy quan tâm đến diễn biến kinh tế hay thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, trái phiếu Kho bạc Mỹ, quỹ thị trường tiền tệ và một số trái phiếu doanh nghiệp hạng đầu tại châu Á được xem là những kênh trú ẩn an toàn hiếm hoi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát khu vực euro tiến gần mục tiêu, ECB đứng trước quyết định giảm lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lạm phát khu vực euro tiến gần mục tiêu, ECB đứng trước quyết định giảm lãi suất

Lạm phát khu vực euro đã giảm xuống còn 2.2% trong tháng 3, gần đạt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi lạm phát dịch vụ tiếp tục hạ nhiệt, ECB phải quyết định xem có tiếp tục giảm lãi suất hay không trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chi tiêu quân sự tăng cao tại châu Âu. Các nhà đầu tư đang giảm dần kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất sâu hơn trong năm nay.
"Góc nhìn chiến thuật về thuế quan": Báo cáo quan trọng trước ngày 2/4 từ JPMorgan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

"Góc nhìn chiến thuật về thuế quan": Báo cáo quan trọng trước ngày 2/4 từ JPMorgan

JPMorgan cảnh báo sự bất ổn từ chính sách thuế quan của Trump có thể gây áp lực lên thị trường, với Fed Put và Trump Put khó kích hoạt sớm. Trong khi các mức thuế mới có thể tác động tiêu cực, một thỏa thuận thương mại trước ngày 2/4 có thể giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp lớn Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong một năm do căng thẳng thương mại leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp lớn Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong một năm do căng thẳng thương mại leo thang

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất lớn Nhật Bản đã suy giảm mạnh trong quý I/2025, chạm mức đáy trong một năm, theo kết quả khảo sát Tankan do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố hôm thứ Ba. Điều này phản ánh tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại toàn cầu đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.
Giá vàng vượt 3,100 USD: Morgan Stanley, Citi, Goldman Sachs dự báo còn tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Giá vàng vượt 3,100 USD: Morgan Stanley, Citi, Goldman Sachs dự báo còn tăng mạnh

Ba tập đoàn ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới – Morgan Stanley, Citigroup và Goldman Sachs – đã cập nhật dự báo giá vàng cho năm 2025 và các năm tiếp theo, khi đà tăng giá của kim loại quý này vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Bất chấp những biến động mới trên thị trường, các yếu tố hỗ trợ đã giúp giá vàng lập đỉnh mới trong lịch sử.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ