Nhiều quỹ phòng hộ “quay xe" gấp khi giá dầu tiến gần đến $140/thùng!

Nhiều quỹ phòng hộ “quay xe" gấp khi giá dầu tiến gần đến $140/thùng!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

21:02 14/03/2022

Các nhà quản lý tiền tệ đã thực hiện mức cắt giảm vị thế mua ròng lớn nhất đối với dầu Brent được ghi nhận vào tuần trước.

Sự điều chỉnh của giá dầu cho thấy những biến động dữ dội trên thị trường dầu là một phần của việc thanh lý các vị thế trên diện rộng, với dầu WTI, hợp đồng tương lai dầu diesel và xăng đều chứng kiến ​​các nhà đầu cơ chốt hợp đồng dài hạn.

Sự suy yếu của dầu Brent được thúc đẩy bởi mức sụt giảm mạnh nhất của các vị thế đặt cược vào khả năng tăng giá kể từ năm 2018, theo Intercontinental Exchange. Một ngày trước đó, giá dầu thô toàn cầu trong thời gian ngắn gần chạm mức $140/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2008, nhưng kể từ đó đã giảm xuống còn $108.

Giá dầu thô đã biến động mạnh kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine. Tuần trước, giá dầu Brent đã giao dịch trong biên độ tuần lớn nhất kể từ khi hợp đồng tương lai ra mắt vào cuối những năm 1980 do triển vọng gián đoạn nguồn cung từ Nga bị đè nặng trước các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm tìm cách ngăn chặn cuộc xâm lược của họ.

Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo cho biết: “Các vị thế Long bị “liquidated” trên cả ba sản phẩm nhiên liệu đã phản ánh câu chuyện các nhà đầu cơ giảm thiểu rủi ro”.

Mặc dù sự suy giảm trong lượng vị thế Long là khá lớn, nhưng bên cạnh đó cũng có sự bổ sung đáng kể của lượng đặt cược giảm giá, nhiều nhất kể từ năm 2016 với khoảng 34,000 hợp đồng. Đây cũng là lần đầu tiên có sự gia tăng lớn trong việc đặt cược vào đà giảm của thị trường kể từ khi bộ trưởng năng lượng của Ả Rập Xê-út cho biết ông muốn những người tin tưởng vào sự suy yếu của giá dầu phải “khóc không ra tiếng”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam phải đối mặt với các mức thuế cao. Chính sách này mở ra cơ hội cho Ấn Độ nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực.
Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ

Donald Trump công bố thuế quan cao đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Mỹ. Mặc dù đối mặt với sự phản đối từ các đối tác thương mại, chiến lược này có thể gây ra tác động lâu dài đến nền kinh tế và các quan hệ quốc tế. Những thách thức pháp lý và chính trị có thể khiến chính sách này phải thay đổi trong tương lai.
Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới

Có lẽ trong tương lai, các nhà sử học sẽ cố gắng tái dựng cách chính quyền Trump đưa ra quyết định về biểu thuế quan mới được công bố ngày hôm qua. Nhưng đến lúc đó, mọi chuyện chỉ còn là vấn đề học thuật. Điều đáng quan tâm ngay lúc này không phải là quy trình, mà là thực tế: Hoa Kỳ vừa có một bước đi thương mại đầy hiếu chiến, đẩy các đối tác và giới đầu tư vào thế phải phán đoán xem nước này có thể duy trì lập trường cứng rắn này trong bao lâu.
Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Thủ tướng Starmer đối mặt với sức ép chính trị khi chọn không trả đũa thuế quan của Trump, dù Anh may mắn tránh được mức thuế cao nhất. Mặc dù có cơ hội đàm phán, nhưng chiến lược kiên nhẫn của ông có thể khiến Anh rơi vào tình thế khó xử với Mỹ và EU.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ