Nhìn lại giai đoạn lao đao của vàng vật chất vì phong toả toàn cầu.

Nhìn lại giai đoạn lao đao của vàng vật chất vì phong toả toàn cầu.

17:35 27/05/2020

Xuất khẩu vàng từ Thụy Sĩ sang Hoa Kỳ đã tăng vọt lên 111,7 tấn trong tháng 4 - tính đến nay, đó là khối lượng xuất khẩu lớn nhất trong một tháng từng được ghi nhận

Vào tháng 3, Vàng đã gặp phải vấn đề về giá khi sự lây lan của đại dịch khiến nguồn cung bị chững lại. Một sự chênh lệch bất thường giữa giá vàng theo hợp đồng tương lai sàn Comex và giá vàng vật chất tại London khiến cho vấn đề giá cả và vận chuyển trở thành tâm điểm, khi chúng gắn liền với tình trạng đóng cửa của các nhà máy luyện vàng - nhằm hạn chế sự lây lan của Covid–19.

Vào thời điểm đó, 3 nhà máy luyện vàng lớn nhất thế giới – Valcambi, Agor-Heraeus và PAMP – đã ngưng sản xuất tại Thụy Sĩ trong ít nhất 1 tuần theo lệnh đóng cửa bắt buộc các ngành công nghiệp không cần thiết trong nước, để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus Corona, theo Reuters.

Một báo cáo được công bố vào thứ Ba cho thấy thêm mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Đối với một số người, đợt tăng giá khổng lồ của Vàng từ tháng 3 đến tháng 5 không chỉ đơn giản phản ánh sự thiếu hụt của kim loại quý này, mà vấn đề còn ở chỗ nắm giữ không có đúng loại vàng, thiếu cả "thiên thời" lẫn "địa lợi".

Nhập khẩu vàng tại Mỹ ghi nhận lượng vàng kỷ lục đến từ Thụy Sĩ khi tình trạng của virus nóng lên.

Xuất khẩu vàng của Thụy Sĩ sang Hoa Kỳ đã tăng vọt lên 111.7 tấn trong tháng 4 - cho đến nay, đó là tổng khối lượng theo tháng lớn nhất trong lịch sử - trong khi xuất khẩu đến các nơi khác suy giảm, dữ liệu hải quan cho thấy vào thứ Ba.

Thị trường vàng toàn cầu bị kích thích bởi virus Corona, với nhu cầu mua vàng đã suy giảm nặng nề tại Trung Quốc và Ấn Độ do lệnh đóng cửa, trong khi đó các nhà đầu tư phương Tây đổ xô mua vàng thỏi như một tài sản trú ẩn trong giai đoạn bất ổn của thị trường tài chính, Reuters cho biết.

Ngoài ra, mức giá cao tại sàn giao dịch Comex thuộc CME Group cũng đã thúc đẩy những chuyến hàng tới New York.

Cụ thể vào tháng 4, Thụy Sĩ chỉ vận chuyển 500 kg vàng (0,5 tấn) sang Ấn Độ, 1 kg cho Hồng Kông và không hề xuất khẩu cho Trung Quốc. Bình thường, các quốc gia này nhận được hàng chục tấn kim loại quý từ Thụy Sĩ mỗi tháng.

Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu ròng Vàng vật chất tới Hồng Kông vào tháng 4

Lần đầu tiên kể từ năm 2011, nhập khẩu vàng của Trung Quốc qua cửa ngõ Hong Kong đã suy giảm do những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona đã kiềm hãm nhu cầu kim loại quý của những người tiêu dùng hàng đầu, Reuters đưa tin.

Dữ liệu của cục thống kê Hong Kong vào thứ Hai cho thấy, Hong Kong bất ngờ trở thành quốc gia nhập khẩu ròng Vàng từ Trung Quốc vào tháng trước, trong đó nhập khẩu 10.3 tấn vào tháng 4 so với mức xuất khẩu 13.5 tấn vào tháng 3.

Dự báo hàng ngày

Điều thú vị là Thụy Sĩ đã không vận chuyển vàng sang Trung Quốc trong tháng 4 và tổng nhập khẩu vàng của Trung Quốc qua Hồng Kông đã giảm hơn 70% xuống còn 4,213 tấn từ 14,208 tấn trong tháng 3.

Các động thái chỉ ra rằng chuyến hàng thưa thớt là bởi nhu cầu về kim loại quý suy yếu trong khi đất nước này chiến đấu với đại dịch virus corona. Ngoài ra, các tay giao dịch hàng đầu tại Trung Quốc đã bán vàng với mức chiết khấu lên tới 70 USD/ounce so với giá giao ngay tham chiếu tháng trước, mức chiết khấu nhiều nhất được ghi nhận theo dữ liệu từ năm 2014. Đồng thời, vàng đã chảy từ Trung Quốc đại lục sang Hong Kong, biến Trung Quốc từ nước nhập khẩu ròng sang xuất khẩu ròng vào tháng 4, lần đầu tiên kể từ năm 2011.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ