Nhìn lại một phiên giao dịch tồi tệ nhất năm của đồng Bảng Anh: Điều gì đã xảy ra?

Nhìn lại một phiên giao dịch tồi tệ nhất năm của đồng Bảng Anh: Điều gì đã xảy ra?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

20:47 29/09/2021

Phiên giao dịch tồi tệ nhất trong năm của Sterling đã khiến các nhà phân tích phải đo lường sự tương quan của nó với các loại tiền tệ như Peso Mexico hoặc Rand Nam Phi, thay vì đồng Dollar hoặc Euro.

Các điểm tương đồng giữa Anh và thị trường đang phát triển lần đầu tiên được nhắc đến trong bối cảnh Vương quốc Anh trải qua một quá trình vô cùng rắc rối để rời khỏi EU. Sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc BoE tăng lãi suất sớm đã không thể cứu lấy đồng Bảng Anh.

Adam Cole, trưởng  bộ phận chiến lược gia tiền tệ tại RBC Europe, cho biết: “Hành động giá của GBP đang bắt đầu giống với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi. Có lẽ còn quá sớm để kết luận rằng GBP đang trong một xu thế giảm mạnh, mặc dù xu hướng vẫn đang được theo dõi.”

Sự biến động của Sterling trong nhiều năm đàm phán Brexit có nhiều điểm chung với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa đang phải vật lộn với nạn tham nhũng và các thể chế chính trị yếu kém, chứ mối tương quan của nó và các đồng tiền G-10 là không lớn. Năm ngoái, Bank of America đã gọi hành động giá của đồng GBP là “neurotic” (rối loạn thần kinh – tạm dịch: biến động mạnh bất thường) và cho biết chúng tương quan nhiều hơn với tiền tệ của các quốc gia đang phát triển.

Pound leads major currency losses in worst day in a year

Mức thay đổi theo ngày của GBP/USD. Cặp tiền có một phiên giảm mạnh nhất trong 1 năm.

Stuart Cole, nhà kinh tế vĩ mô tại Equiti Capital cho biết: “Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể củng cố đà tăng của đồng GBP, nhưng sự lo ngại rằng việc thắt chặt sớm sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tốc độ phục hồi kinh tế đang chậm lại đang cản trở đà tăng. Có thể có "hậu quả tiêu cực" nếu ngân hàng trung ương buộc phải lựa chọn giữa một trong 2 mục tiêu: GDP và lạm phát.”

Cân bằng giữa GDP và lạm phát là một điều hết sức khó khăn đối với một quốc gia vẫn đang có những rủi ro địa chính trị hậu Brexit và đang bị tắc nghẽn nguồn cung. BoE dự báo lạm phát có thể đạt 4% và cho biết họ hoàn toàn có thể tăng lãi suất vào cuối nănm nay.

Các nhà phân tích của BofA cho rằng động thái của đồng bảng Anh đang được khuếch đại bởi dòng tiền tái cân bằng vào cuối quý, một số chiến lược gia tại Nomura thậm chí cực đoan hơn, đã đặt ra câu hỏi liệu vị thế hàng đầu thế giới của đồng GBP còn được duy trì hay không. Vấn đề được đặt ra trong thời gian này là uy tín của BoE trong cả việc chống lạm phát và đảm bảo sự phục hồi kinh tế không đi chệch hướng. Ngay cả phe bò cũng đang lo lắng, các chiến lược gia của Nomura cho biết họ đã đóng vị thế Long GBP/USD vào thứ 4.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?