Những gương mặt mới của Fed là ai? Sự thay đổi này có ý nghĩa gì đối với kinh tế Mỹ, thị trường và chính họ?

Những gương mặt mới của Fed là ai? Sự thay đổi này có ý nghĩa gì đối với kinh tế Mỹ, thị trường và chính họ?

17:44 18/01/2022

Trong vài tháng tới, nội bộ Fed sẽ trông rất khác: 3 thống đốc mới trong hội đồng, phó chủ tịch mới, trưởng bộ phận giám sát ngân hàng mới, và một vài chủ tịch địa phương mới.

Có thể chỉ trong vài tháng nữa diện mạo Cục Dự trữ Liên bang sẽ rất khác hiện tại với sự xuất hiện của ba thống đốc mới, một phó chủ tịch mới, một giám đốc ngân hàng mới và có thể là một vài chủ tịch khu vực mới.
Có thể chỉ trong vài tháng nữa diện mạo Cục Dự trữ Liên bang sẽ rất khác hiện tại với sự xuất hiện của ba thống đốc mới, một phó chủ tịch mới, một giám đốc ngân hàng mới và có thể là một vài chủ tịch khu vực mới.

Mặc dù đội ngũ cán bộ chủ chốt có thể có nhiều xáo trộn, nhìn chung tư tưởng của Fed sẽ không có nhiều thay đổi.

Đó cũng là kỳ vọng của phần lớn những người theo dõi Fed, ngay cả khi Sarah Bloom Raskin, Lisa Cook và Philip Jefferson đã được xác nhận là thành viên mới trong Hội đồng thống đốc. Các nguồn tin của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ đề cử bộ ba này trong những ngày tới.

Trong ba người, Raskin được cho là nhân tố mang đến nhiều thay đổi nhất. Bà được kỳ vọng ​​sẽ mạnh tay hơn khi đảm nhận vai trò phó chủ tịch giám sát ngân hàng, vị trí cho đến tháng 12 được đảm nhiệm bởi Randal Quarles, người có cách tiếp cận khá mềm mỏng.

Nhưng trong khi Raskin có thể tăng cường luận điệu về hệ thống tài chính, vẫn có những câu hỏi về việc điều đó thực sự sẽ chuyển thành chính sách như thế nào.

“Bà ấy từng là nhà quản lý. Bà hiểu rõ những thứ này. Không có gì có theer làm khó bà.” Christopher Whalen, người sáng lập Whalen Global Advisors và từng là nhà nghiên cứu của Fed cho biết. “Các ngân hàng sẽ ngạc nhiên bởi một giọng điệu cực đoan hơn và phân vân nên làm gì với các nhân vật mới này. Nhưng họ định làm gì cơ chứ? Họ đâu có chịu quá nhiều rủi ro.”

Trên thực tế, lượng vốn chất lượng cao mà các ngân hàng Mỹ đang nắm giữ so với tài sản rủi ro đã liên tục tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, từ 11.4% vào cuối năm 2009 lên 15.7% vào quý 3 năm 2011, theo dữ liệu của Fed. Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn là mục tiêu chỉ trích ưa thích của các thành viên đang Dân chủ trong Quốc hội, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của bang Massachusetts, người được cho là nhiệt tình ủng hộ Raskin cho vị trí giám sát.

Trong khi đó, tác động lớn nhất của ứng cử viên này có thể ở một số lĩnh vực phụ Fed nhúng tay vào gần đây, chẳng hạn như việc thúc đẩy các ngân hàng lập kế hoạch cho tác động tài chính của các sự kiện liên quan đến khí hậu. “Điểm gây tranh cãi chính sẽ xoay quanh chính sách khí hậu, lĩnh vực mà Raskin từng bày tỏ quan điểm ủng hộ thực thi cả chính sách tiền tệ của Fed lẫn chính sách chính phủ nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh.” Theo Krishna Guha, trường bộ phận chính sách toàn cầu và chiến lược ngân hàng trung ương của Ngân hàng Evercore.

Mặc dù Guha nhận thấy Raskin “về cơ bản có đường lối quy định chặt chẽ hơn” so với Quarles, ông cũng cho rằng bà là người “thực dụng” trong các vấn đề như cải cách thị trường Trái phiếu chính phủ, đặc biệt là những thay đổi trong giai đoạn đại dịch đối với Tỷ lệ đòn bẩy bổ sung (Supplementary Leverage Ratio). SLR quy định tỷ trọng đối với tài sản mà các ngân hàng nắm giữ và các nhà lãnh đạo đầu ngành kêu gọi thay đổi SLR để có sự phân biệt giữa tài sản tương đối an toàn như trái phiếu chính phủ và các khoản nắm giữ rủi ro hơn.

Hệ thống tài chính cũng tiếp tục chứng kiến ​​những xu hướng bất thường trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như nhu cầu thanh khoản cao hơn đáng kể từ các hợp đồng reverse repo của Fed, nơi các ngân hàng có thể trao đổi tài sản chất lượng cao lấy tiền mặt. Các hoạt động này đã lập kỷ lục vào đêm Giao thừa năm 2021 với gần 2 nghìn tỷ đô la được trao tay, còn phiên thứ Năm cũng ghi nhân hơn 1.6 nghìn tỷ đô la được giao dịch.

Những thách thức về chính sách tiền tệ đang chờ đón

Những vấn đề đó sẽ đòi hỏi sự chú ý nghiêm túc của Raskin, bên cạnh những câu hỏi rộng hơn về chính sách tiền tệ.

Cook và Jefferson được kỳ vọng ​​là những quan chức bồ câu trong Hội đồng Thống đốc - nghĩa là họ ủng hộ chính sách nới lỏng hơn về lãi suất và các vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu được xác nhận, họ sẽ tham gia hội đồng vào thời điểm Fed đang thúc đẩy cách tiếp cận diều hâu hơn, tăng lãi suất và các động thái thắt chặt khác trong nỗ lực kiểm soát lạm phát.

“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ sai lầm nếu coi họ có khả năng tạo lập một khối ôn hòa đủ mạnh để phản đối sự chuyển dịch diều hâu của Fed lúc này” Guha cho biết. “Thay vào đó, chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ giống với Thống đốc Lael Brainard và những thống đốc bồ câu trước khác như Mary Daly và Charles Evans - sẽ xem chính sách như một trò chơi với hai hiệp.”

Daly là chủ tịch Fed San Francisco trong khi Evans điều hành hoạt động của ngân hàng trung ương Chicago. Họ, cùng với nhiều nhà hoạch định chính sách khác trong những ngày gần đây đã thừa nhận sự cần thiết của việc tăng lãi suất. Vì vậy, ngay cả khi bộ ba quan chức mới đến muốn hãm phanh thắt chặt chính sách, họ có thể sẽ bị nhấn chìm bởi mong muốn kiềm chế áp lực giá cả - hiện đang cao nhất trong gần 40 năm qua. Fed cũng dự kiến ​​sẽ ngừng mua tài sản vào tháng 3 năm nay.

Trong khi đó, Hội đồng thống đốc tỏ ra do dự hơn trong việc thu hẹp bảng cân đối kế toán 8.8 nghìn tỷ đô la của mình. Một số quan chức tại cuộc họp tháng 12 cho biết việc thu hẹp bảng cân đối kế toán có thể bắt đầu ngay sau khi tăng lãi suất, trong khi một số người khác bày tỏ sự không chắc chắn về quá trình này trong những ngày gần đây.

“Mọi người muốn Fed làm điều gì đó về lạm phát. Nhưng khi tăng trưởng bắt đầu chậm lại vào khoảng mùa xuân, mọi người sẽ không có cách nào để trả chi phí đi vay cao hơn,” Joseph LaVorgna, nhà kinh tế trưởng của Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết. “Họ sẽ khá ôn hòa về mặt lãi suất và thậm chí có thể trì hoãn thu hẹp bảng cân đối kế toán.” ông nói thêm.

Sự thay đổi quan trọng nữa với Fed là việc Brainard đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan đặt ra chính sách lãi suất. Vị trí này mặc nhiên khiến bà trở thành một trong những quân sư hàng đầu của Chủ tịch Jerome Powell. Tuyên bố trong phiên điều trần trước Thượng viện của bà hôm thứ Năm tuần trước cho thấy bà nhiều khả năng sẽ được bỏ phiếu thông qua.

Ngoài ra, vẫn còn có hai vị trí chủ tịch khu vực đang bỏ trống sau khi Eric Rosengren của Boston và Robert Kaplan của Dallas từ chức vào năm ngoái trong bối cảnh các quan chức Fed đã gây tranh cãi dữ dội khi tham gia giao dịch trên thị trường trong những ngày đầu của đại dịch.

Whalen, cựu quan chức Fed, cho biết các nhà hoạch định chính sách mới sẽ khá bận rộn mặc dù họ không có nhiều khả năng thúc đẩy những thay đổi lớn.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng các thống đốc Fed có thể dành nhiều thời gian nói về các vấn đề khó khăn của thị trường tài chính hơn cả những năm trước. Rõ ràng là họ đã mắc sai lầm. Tuy nhiên, họ không giỏi thừa nhận điều đó cho lắm."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ