Những vấn đề mà Fed nên thảo luận tại hội nghị Jackson Hole

Những vấn đề mà Fed nên thảo luận tại hội nghị Jackson Hole

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:28 08/07/2024

Fed nên tận dụng mùa hè để giải quyết các vấn đề then chốt đối với nền kinh tế của Mỹ và sự ổn định tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, vụ vỡ nợ của Nga và sự sụp đổ của Lehman, tất cả đều bùng nổ vào mùa hè. Tuy nhiên, khi có ít cuộc khủng hoảng tài chính hơn, các ngân hàng trung ương có thể dành thời gian để kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả của các chính sách hiện tại, và xem xét các điều chỉnh hoặc thay đổi cần thiết để đáp ứng tốt hơn các mục tiêu kinh tế dài hạn.

Việc thay đổi chính sách thường được công khai tại cuộc họp cuối tháng 8 tại Jackson Hole, Wyoming. Sự kiện thường niên này do Fed Kansas tổ chức quy tụ các ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới, các nhà kinh tế học hàn lâm và phương tiện truyền thông chuyên ngành. Đây là một diễn đàn quan trọng và thú vị để đánh giá hiệu quả của chính sách ngân hàng trung ương và khám phá tư duy mới. Jackson Hole không chỉ là nơi để xem xét lại các chính sách hiện tại, mà còn là nơi các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương có thể giới thiệu những ý tưởng và chiến lược mới, có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Trong mùa hè này, Fed nên xem xét và giải quyết một số vấn đề quan trọng trong mùa hè này, nhằm đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế của Mỹ và sự ổn định tài chính toàn cầu:

Đầu tiên, tại sao các dự báo của Fed lại sai đến vậy, cả về lạm phátthất nghiệp trong những năm gần đây? Điều này cũng đã khiến họ phụ thuộc quá mức vào dữ liệu trong việc xây dựng chính sách. Việc liên tục thay đổi tín hiệu chính sách cũng có thể làm giảm niềm tin vào sự ổn định của chính sách tiền tệ, dẫn đến sự không chắc chắn về hướng đi của lãi suất và các biện pháp kinh tế khác.

Thứ hai, Fed nên cân nhắc kỹ lưỡng cả những thay đổi dài hạn trong nền kinh tế và không quá phụ thuộc vào các biến động ngắn hạn. Bằng cách này, Fed có thể đưa ra các quyết định chính sách ổn định và bền vững hơn, giúp nền kinh tế đối phó tốt hơn với những thách thức dài hạn.

Thứ ba, các sửa đổi năm 2020 đối với khung chính sách tiền tệ của Fed có thể đã lỗi thời và sẽ gây hại cho nền kinh tế, Fed cần xem xét lại điều này.

Thứ tư, Fed cần thật kỹ lưỡng trong việc phân tích hai vấn đề: mục tiêu lạm phát phù hợp và mức lãi suất trung lập để các điều kiện không quá thắt chặt hay quá lỏng lẻo, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Thứ năm, họ cũng nên kỹ càng hơn trong việc ổn định lạm phát mà không gây tổn hại đến nền kinh tế và việc làm. Bằng cách này, chính sách tiền tệ có thể hỗ trợ sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nền kinh tế một cách toàn diện hơn.

Thứ sáu, cần có đa dạng quan điểm hơn trong việc hoạch định chính sách, nhằm đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra là toàn diện và phản ánh đúng tình hình kinh tế.

Thứ bảy, Fed cần cải thiện cách tiếp cận truyền thông, các Dự báo Kinh tế của Fed, đặc biệt là các "dot plot", thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn và biến động trên thị trường.

Không có vấn đề nào trong số những vấn đề này dễ giải quyết. Mặc dù có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp này, nhưng đó lại là cơ hội để Fed cải thiện hiệu quả của chính sách tiền tệ và duy trì sự độc lập chính trị quan trọng của họ.

Fed cần phải đối mặt và giải quyết những vấn đề khó khăn, thay vì tránh né chúng. Việc này là cần thiết để duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Mỹ cũng như sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Powell và trận chiến bảo vệ Fed giữa làn sóng công kích chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell và trận chiến bảo vệ Fed giữa làn sóng công kích chính trị

Chủ tịch Fed Jay Powell đang đối mặt với áp lực từ Tổng thống Trump, người liên tục chỉ trích ông vì không nới lỏng chính sách tiền tệ đủ nhanh. Tuy nhiên, Powell kiên định bảo vệ sự độc lập của Fed, được hậu thuẫn bởi nền tảng pháp lý vững chắc và sự ủng hộ từ giới tài chính lẫn Quốc hội. Cuộc đối đầu này có thể kéo dài, đặc biệt nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào nguy cơ đình lạm.
Tại sao "liệu pháp" khí đốt của Tổng thống Trump khó có thể cứu vãn thâm hụt thương mại Mỹ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tại sao "liệu pháp" khí đốt của Tổng thống Trump khó có thể cứu vãn thâm hụt thương mại Mỹ?

Trước mối quan ngại của nhiều quốc gia về việc thặng dư thương mại với Hoa Kỳ có thể khiến họ trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan, Tổng thống Donald Trump đề xuất một phương án giải quyết mang tính chiến lược. Đó là tăng cường mua nhiên liệu Mỹ.
Sự thật phũ phàng: Trái phiếu chính phủ Mỹ luôn tiềm ẩn rủi ro?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sự thật phũ phàng: Trái phiếu chính phủ Mỹ luôn tiềm ẩn rủi ro?

Gần như mọi cuộc khủng hoảng hay sụp đổ tài chính đều bắt nguồn từ sự ngộ nhận về bản chất của tài sản được cho là "phi rủi ro". Các nhà đầu tư thường tự tin rằng họ đang nắm giữ tài sản an toàn tuyệt đối—có thể là chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cổ phần trong quỹ đầu tư Bernie Madoff, hay trái phiếu chính phủ Hy Lạp—để rồi bàng hoàng khi khám phá ra thực tế trái ngược.
Chứng khoán và đồng USD bật tăng nhờ tín hiệu hạ nhiệt từ Fed và tiến triển đàm phán thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán và đồng USD bật tăng nhờ tín hiệu hạ nhiệt từ Fed và tiến triển đàm phán thương mại

Thị trường chứng khoán và đồng USD đồng loạt phục hồi sau khi Tổng thống Trump khẳng định không sa thải Chủ tịch Fed và phát đi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản tiến triển tích cực, giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, Bitcoin vượt mốc 90.000 USD, đánh dấu đà tăng trở lại sau nhiều tuần giằng co.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent dự báo cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent dự báo cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt

Trong phát biểu tại hội nghị đầu tư kín diễn ra vào ngày thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent đã bày tỏ quan điểm rằng cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc không thể tiếp tục kéo dài và hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ cần tìm những giải pháp làm giảm căng thẳng trong quan hệ thương mại song phương.
Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?

Trong mọi cuộc xung đột, việc củng cố mối quan hệ với đồng minh luôn là yếu tố then chốt. Đối với Donald Trump, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cuộc chiến thương mại hiện tại. Một số cố vấn thân cận đã nhận thức rõ điều này: Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đang tận dụng "khoảng thời gian hoãn 90 ngày" mà ông đạt được từ Tổng thống để củng cố quan hệ với các đối tác nhằm bao vây Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai vàng lập kỷ lục mới, nhưng khó trụ vững trước sức ép của đồng bạc xanh
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai vàng lập kỷ lục mới, nhưng khó trụ vững trước sức ép của đồng bạc xanh

Hợp đồng tương lai vàng đã tạm thời vượt ngưỡng 3,500 USD/ounce trước khi quay đầu giảm do sức mạnh của USD và đà phục hồi của thị trường chứng khoán gây áp lực giảm lên kim loại quý. Hợp đồng chuẩn kỳ hạn tháng 6 đã thiết lập đỉnh phiên lịch sử 3,509.90 USD trong phiên giao dịch qua đêm trước khi suy giảm 43.10 USD vào cuối phiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ