Phân tích kỹ thuật Hang Seng, ASX 200 và Nikkei 225: Thâm hụt thương mại Trung Quốc và đồng Yên là tâm điểm

Phân tích kỹ thuật Hang Seng, ASX 200 và Nikkei 225: Thâm hụt thương mại Trung Quốc và đồng Yên là tâm điểm

Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

07:35 09/05/2024

Chỉ số Hang Seng giảm trong phiên giao dịch thứ hai liên tiếp vào thứ tư ngày 8 tháng 5, Chỉ số Nikkei 225 cũng ghi nhận mức giảm mạnh. Vào thứ Năm ngày 9 tháng 5, báo cáo thu nhập của các công ty và dữ liệu thương mại từ Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Số liệu tăng lương từ Nhật Bản và phát ngôn của BoJ cũng cần được cân nhắc.

Thị trường chứng khoán Mỹ: Phát ngôn của các quan chức Fed chi phối tâm lý thị trường

Vào thứ 4, phát ngôn của các thành viên FOMC đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Phát ngôn của Chủ tịch Fed chi nhánh Boston, Susan Collins là tâm điểm, bà đã cảnh báo nền kinh tế cần hạ nhiệt để đưa lạm phát về mục tiêu 2%. Bà Collins ủng hộ việc Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phát.

Hôm qua, Dow Jones tăng 0.44%, Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.18%, S&P 500 kết thúc phiên đi ngang. Những lo ngại về lộ trình lãi suất của Fed và diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua có khả năng sẽ chi phối tâm lý phiên giao dịch châu Á vào hôm nay.

Lịch kinh tế châu Á: Dữ liệu thương mại Trung Quốc và báo cáo thu nhập doanh nghiệp là tâm điểm

Thứ Năm, ngày 9 tháng 5, số liệu tăng lương từ Nhật Bản và phát ngôn của BoJ: Con số này sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tăng trưởng lương thấp hơn dự kiến có thể làm giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc BoJ tăng lãi suất trong thời gian tới. Các nhà kinh tế dự báo tiền lương thực tế trung bình tăng 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3, sau khi tăng 1.8% vào tháng 2.

Tuy nhiên, tác động của con số này có thể ít hơn thông thường. Các cuộc đàm phán tiền lương đã kết thúc vào tháng 3, với việc tăng lương đáng kể có thể ảnh hưởng đến số liệu của tháng 4.

Phát ngôn của BoJ có thể ảnh hưởng đến đồng Yên Nhật và Chỉ số Nikkei 225.

Sau phiên giao dịch châu Á, dữ liệu thương mại từ Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Cải thiện trong cán cân thương mại có thể thúc đẩy nhu cầu mua của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn. Các nhà kinh tế dự báo kim ngạch xuất khẩu tăng 1.0% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4, sau khi giảm 7.5% vào tháng 3. Ngoài ra, các nhà kinh tế dự báo kim ngạch nhập khẩu tăng 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 1.9% vào tháng 3.

Số liệu cấp phép xây dựng của Úc cũng sẽ được công bố. Tuy nhiên, trừ khi có sự điều chỉnh đáng kể so với số liệu giấy phép xây dựng sơ bộ, dữ liệu này có thể sẽ ít được quan tâm hơn so với dữ liệu thương mại.

Ngoài lịch kinh tế, báo cáo thu nhập doanh nghiệp sẽ vẫn là tâm điểm. Kết quả thu nhập của Softbank (9434), Daikin Industries (2914), Panasonic (6752) và Nissan Motor (7201) từ Nhật Bản sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người mua đối với các cổ phiếu thuộc rổ Nikkei 225.

Hàng hóa: Dầu thô, Vàng và Quặng sắt

Hôm qua giá vàng giao ngay giảm 0.23% xuống mức 2,308.85 USD/ounce khi kết thúc phiên giao dịch. Dầu thô WTI tăng 0.78% lên 78.99 USD/thùng vào cuối phiên giao dịch thứ Tư. Hôm nay, Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch kỳ hạn Singapore tăng 1.43%, giá quặng sắt giao ngay giảm 1.20%.

USD/JPY và Nikkei 225

USD/JPY tăng 0.51% vào hôm qua, đóng cửa phiên ở mức 155.481. XU hướng tăng của USD/JPY có thể thúc đẩy nhu cầu mua cổ phiếu của ngành xuất khẩu thuộc rổ Nikkei 225. Tuy nhiên, đồng Yên yếu hơn có thể dấy lên đồn đoán về việc chính phủ can thiệp để hỗ trợ đồng Yên. Nguy cơ can thiệp có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu của ngành xuất khẩu thuộc rổ chỉ số này.

Thị trường phái sinh

Hôm nay Chỉ số ASX 200 giảm 19 điểm, trong khi Chỉ số Nikkei 225 tăng 170 điểm.

AXS 200

ASX 200 ended Wednesday in positive territory.

Đồ thị ASX 200 khung Daily

Phiên giao dịch thứ Tư, ngày 8/5, Chỉ số ASX 200 tăng 0.14%. Cổ phiếu ngân hàng, dầu mỏ và công nghệ đóng góp vào đà tăng. Chỉ số S&P/ASX All Technology tăng 0.46%. Cổ phiếu của Woodside Energy Group (WDS) và Santos (STO) lần lượt tăng 0.14% và 1.06%.

Cổ phiếu của ANZ Group Holdings (ANZ) và Commonwealth Bank of Australia (CBA) lần lượt tăng 1.15% và 0.62%. Ngược lại, National Australia Bank (NAB) giảm 0.53% và Westpac Banking (WBC) kết thúc phiên đi ngang.

Cổ phiếu liên quan đến vàng cũng có diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch thứ Tư. Cổ phiếu của Northern Star Resources Ltd. (NST) giảm 0.68%, trong khi cổ phiếu của Evolution Mining Ltd (EVN) tăng 0,.26%. Cổ phiếu của BHP Group Ltd (BHP) và Rio Tinto Group Ltd. (RIO) lần lượt giảm 0.09% và 1.15%. Cổ phiếu của Fortescue Metals Group Ltd. (FMG) giảm 0.52%.

Chỉ số Hang Seng

Hang Seng Index declined for the second session.

Đồ thị HSI khung Daily

Chỉ số Hang Seng giảm 0.90% vào hôm qua. Cổ phiếu bất động sản và công nghệ là những yếu tố chính khiến chỉ số giảm. Chỉ số Hang Seng Tech (HSTECH) giảm 1.29%, trong khi Chỉ số Hang Seng Mainland Properties (HSMPI) giảm 4.05%.

Cổ phiếu của Alibaba (9988) và Tencent (0700) tiếp tục đà giảm từ thứ Ba (ngày 7 tháng 5), giảm lần lượt 2.43% và 1.20%.

Tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng có diễn biến trái chiều. Cổ phiếu HSBC (0005) tăng 0.93%. Ngược lại, cổ phiếu của China Construction Bank (0939) và Industrial Commercial Bank (1398) giảm lần lượt 0.76% và 0.46%.

Chỉ số Nikkei 225

Nikkei stumbled on Wednesday.

Đồ thị Nikkei 225 khung Daily

Chỉ số Nikkei 225 giảm 1.63% vào hôm qua, đảo ngược đà tăng từ thứ Ba (ngày 7 tháng 5).

Cổ phiếu ngân hàng có phiên giao dịch tiêu cực. Sumitomo Mitsui Financial Group (8316) và Mitsubishi UFJ Financial Group (8306) lần lượt giảm 1.19% và 0.51%.

Các cổ phiếu trụ của Chỉ số Nikkei225 cũng có một phiên giảm điểm. Cổ phiếu Sony Group Corporation (6758) giảm mạnh 4.97% do lo ngại về thương vụ mua lại Paramount Global. Fast Retailing (9983) và KDDI (9433) giảm lần lượt 2.26% và 2,28%. Cổ phiếu Tokyo Electron (8035) giảm 1.52%, còn Softbank Group (9948) kết thúc phiên giảm 1.70%.

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng

USD/CAD lấy lại đà tăng và nhận được hỗ trợ từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tiếp tục làm suy yếu USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền tệ này. Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu trái chiều đòi hỏi các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đặt các vị thế mua mới.
USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?

USD/CHF ổn định ở mức 0.8810 trong hai ngày liên tiếp, bám sát đường SMA 200 ngày quan trọng sau khi phục hồi từ mức thấp nhất năm. Xu hướng giảm kỹ thuật vẫn tiếp diễn; các đỉnh VÀ đáy thấp hơn gần đây cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế nhưng đà giảm đã chậm lại.
Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới

Giá vàng ổn định sau khi Châu Âu và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ vào sáng thứ Tư. Nga đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tại Ukraine được Mỹ dàn xếp trong những ngày sắp tới. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư.
EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định

EUR/USD phục hồi lên gần mức 1.0900 khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ khiến USD suy yếu. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có giá trị mặc dù chúng có thể dẫn đến suy thoái. Đồng EUR được hỗ trợ nhờ hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong 30 ngày và kế hoạch tái cơ cấu nợ của Đức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ