Phiên họp cuối cùng của Fed trước bầu cử đã mang lại những hàm ý nào cho thị trường?

Phiên họp cuối cùng của Fed trước bầu cử đã mang lại những hàm ý nào cho thị trường?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

10:46 17/09/2020

Cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC) tuần này là lần cuối cùng trước khi Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 và bao hàm rất nhiều thông tin có thể ảnh hưởng tới triển vọng ngắn và dài hạn của nền kinh tế cũng như các tài sản liên thị trường.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã công bố chính sách tiền tệ trong phiên họp mới nhất. Các thành viên Fed vẫn quyết định giữ lãi suất ở sát mức 0 và cam kết duy trì mức này cho tới khi lạm phát có xu hướng "cao hơn vừa phải" so với mục tiêu 2% trong "một khoảng thời gian."

Định hướng trên là đồng nhất với thông báo thay đổi chính sách tiền tệ của Fed vào tháng trước nhằm bù đắp cho giai đoạn dài lạm phát yếu ớt và cho phép nền kinh tế gia tăng thêm việc làm trong thời gian lâu nhất có thể.

Sau đây là một vài điểm chính từ thông cáo chính sách tiền tệ của Fed và những dự phóng kinh tế mới nhất của cơ quan này:

  • Cục dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên các lãi suất qua đêm chính trong biên độ mục tiêu là 0-0,25%.
  • Các thành viên Fed thống nhất dự báo lãi suất sẽ giữ ở sát mức 0 cho tới năm 2023.
  • Fed cũng nhận thấy rằng GDP 2020 sẽ sụt giảm thấp hơn tuy nhiên tốc độ  phục hồi sẽ chậm hơn trong năm 2021 và 2022 so với dự báo trước đó.
  • Fed kỳ vọng duy trì lãi suất cấp vốn hiện tại cho tới khi thị trường lao động đạt được mức được xem là toàn dụng, và lạm phát tăng lên mức 2% và có xu hướng vượt lên trên trong một khoảng thời gian.
  • Fed lặp lại cam kết sử dụng đa dạng các công cụ để hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ.
  • Thêm vào đó, Fed nói rằng sẽ hướng tới mục tiêu tối đa việc làm và lạm phát ở mức 2% trong dài hạn.
  • Fed cũng nói rằng sẽ hướng tới mục tiêu đưa lạm phát vượt vừa phải mức 2% trong một khoảng thời gian để mức lạm phát trung bình đạt 2%.
  • Fed tuyên bố rằng sẽ duy trì chương trình mua vào tài sản với tốc độ ít nhất ở mức hiện tại nhằm tiếp tục giúp cải thiện tình hình tài chính.
  • 8/10 thành viên Fed bỏ phiếu ủng hộ chính sách hiện tại.FED Economic Projection

Điểm chính trong phát biểu họp báo của Chủ tịch Powell sau cuộc họp:

  • Khi được hỏi về lạm phát, ông Powell nói rằng định hướng từ Fed cho thấy sự tự tin sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
  • Ông Powell cũng nói rằng mọi người có thể kỳ vọng tốc độ cải thiện sẽ nhanh nhất trong những giai đoạn phục hồi ban đầu.
  • Về các biện pháp tài khóa, ông Powell nói rằng đã có những tác động tích cực tuy nhiên nhiều khả năng sẽ phải cần nhiều hơn thế.
  • Về khả năng trì hoãn của vắc-xin Covid-19, ông Powell nói rằng chúng ta đang phải học cách sống chung với dịch bệnh và tiếp tục tham gia vào các hoạt động kinh tế.
  • Cuối cùng, Powell thú nhận rằng sẽ có những khu vực của nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề cho tới khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đình lạm: Kịch bản ‘tốt nhất’ cho kinh tế Mỹ trong cơn bão thuế quan

Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu cao chưa từng có lên hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ, kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ vào cuộc để “cứu nguy” nền kinh tế đang ngày càng trở nên mong manh có thể là quá lạc quan. Câu hỏi đặt ra lúc này không còn là liệu thiệt hại có xảy ra hay không, mà là: mức độ tàn phá sẽ nghiêm trọng đến đâu.
Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là mối nguy thực sự đang ẩn náu sau những biến động hỗn loạn của thị trường tài chính?

Thông thường, khi thị trường lao dốc, chúng ta thường cảm thấy lo lắng vì điều này cho thấy ngay cả những nhà đầu tư bình tĩnh nhất cũng có thể nhanh chóng rơi vào hoảng loạn. Nhưng hiện nay, điều khiến chúng ta lo ngại nhất chính là việc làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư dường như dựa trên những lý do hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.
Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh sau cú sốc lịch sử, nhà đầu tư kỳ vọng thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh sau cú sốc lịch sử, nhà đầu tư kỳ vọng thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Sau phiên giao dịch được xem là “tồi tệ nhất trong lịch sử”, các thị trường chứng khoán châu Á đã ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ trong phiên thứ Ba, phần nào xoa dịu làn sóng bán tháo toàn cầu do lo ngại cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
PBoC cận kề quyết định then chốt về Nhân dân tệ giữa áp lực mất giá
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

PBoC cận kề quyết định then chốt về Nhân dân tệ giữa áp lực mất giá

Sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại đã đẩy Trung Quốc đến điểm bước ngoặt quan trọng, buộc các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với quyết định mang tính chiến lược: tiếp tục duy trì kiểm soát chặt chẽ đồng Nhân dân tệ hay để đồng tiền này mất giá nhằm bù đắp một phần tác động tiêu cực từ các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.
Suy thoái kinh tế liệu đã thực sự bắt đầu khi Phố Wall chìm trong bất định vì thuế quan Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Suy thoái kinh tế liệu đã thực sự bắt đầu khi Phố Wall chìm trong bất định vì thuế quan Trump?

Chưa đầy 100 ngày kể từ khi chính quyền mới của Hoa Kỳ nhậm chức, các ngân hàng lớn từ Phố Wall đến khu tài chính Pudong của Thượng Hải và Thành phố London đang chuẩn bị đối mặt với hàng loạt khoản vay xấu, thương vụ bị hủy bỏ, phí giao dịch không thu được và thậm chí là nguy cơ mất việc làm. Thị trường tín dụng đang rơi vào tình trạng đình trệ, trong khi các hoạt động sáp nhập và chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) liên tục bị hoãn lại do lo ngại về suy thoái kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ