Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trước nền kinh tế kém sắc

Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trước nền kinh tế kém sắc

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:57 18/07/2023

Số liệu tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc đã khiến một số một số chuyên gia hạ dự báo của họ trong năm nay, với nguyên do đến từ điểm yếu trong quá trình phục hồi và phản ứng với các biện pháp phục hồi chậm chạp của nước này.

JPMorgan, Morgan Stanley và Citigroup nằm trong số các ngân hàng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống còn 5%, khiến mục tiêu 5% Trung Quốc đặt ra gặp rủi ro.

Các số liệu chính thức được công bố hôm thứ Hai cho thấy nền kinh tế đã mất đà trong quý II, với mức tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh trong tháng 6 và đầu tư bất động sản thu hẹp.

Dưới đây là những điểm chính của các nhà kinh tế học sau khi công bố dữ liệu:

Mục tiêu tăng trưởng GDP không vững chắc

Các nhà kinh tế của Citigroup đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay từ 5.5% xuống 5%, cho biết mục tiêu chính thức của Trung Quốc - đặt ra vào tháng 3 ở mức khoảng 5% - hiện đang gặp rủi ro.

Các nhà kinh tế bao gồm Yu Xiangrong nói rằng dự báo mới có tính đến các chính sách hỗ trợ “tiềm năng” trong những tháng tới. Họ cho biết mặc dù cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vào cuối tháng này sẽ cung cấp thông tin về chính sách, nhưng vẫn có những rủi ro là chính sách có thể “không đạt được kỳ vọng”.

JPMorgan đã cắt giảm dự báo từ 5.5% xuống 5%, trong khi Morgan Stanley điều chỉnh từ 5.7% xuống 5%. UOB và Societe Generale cũng hạ dự đoán của họ.

Không có gói kích thích chính sách nào khả thi

Các nhà đầu tư đã cắt giảm kỳ vọng của họ về các biện pháp kích thích nhanh và toàn diện. Nhà kinh tế trưởng Lu Ting của Nomura nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng dữ liệu sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường các biện pháp kích thích, mặc dù vậy nhưng Nomura vẫn giữ dự báo GDP cho năm 2023 ở mức 5.1%”.

Trong khi ông Lu kỳ vọng Trung Quốc sẽ đưa ra một số biện pháp hỗ trợ, bao gồm cắt giảm lãi suất 10 điểm cơ bản và cấp vốn bổ sung cho chính quyền địa phương, ông nói “những biện pháp này có thể không xoay chuyển được tình thế”.

Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng châu Á tại HSBC, cho biết việc kích thích nhu cầu quá mức ngay bây giờ “có thể phản tác dụng bằng cách tạo thêm nợ và làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng của nền kinh tế, chẳng hạn như sự phụ thuộc vào việc xây dựng nhà ở với quy mô toàn ngành.”

Theo Zerlina Zeng, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại CreditSights, những hạn chế về ngân sách của chính quyền địa phương có thể là một yếu tố khác hạn chế các biện pháp kích thích.

Phục hồi thị trường bất động sản là yếu tố quan trọng với triển vọng tăng trưởng

Trung Quốc đối mặt với rủi ro giảm phát với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chậm lại. Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho biết: “Nguy cơ giảm phát khá nghiêm trọng.”

Jacqueline Rong, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại BNP Paribas SA, cho biết Bắc Kinh sẽ cần phải vực dậy thị trường nhà ở để nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.

“Động lực tăng trưởng duy nhất còn lại là đầu tư, trong đó vấn đề lớn nhất là bất động sản,” ông phát biểu. “Biện pháp cần thiết nhất cho bất động sản bây giờ là ổn định nguồn cung, không được để xảy ra nhiều vụ vỡ nợ mang quy mô, nếu không quá trình phát triển ngành nhà ở sẽ bị đình trệ.”

Niềm tin của người tiêu dùng suy yếu

Dữ liệu của ngày thứ Hai cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ chậm lại rõ rệt - con số của tháng 6 tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó rất đáng lo ngại, theo Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings.

“Điều mà tất cả chúng ta mong đợi là sự phục hồi do tiêu dùng và dịch vụ. Kuijs nói, đồng ý với những lo ngại về rắc rối trong xuất khẩu – vốn là động lực tăng trưởng cũng như bất động sản trong vài năm qua.

“Nếu xuất khẩu và bất động sản đều giảm, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể kỳ vọng quá nhiều vào lĩnh vực công nghiệp,” Kuijs nói.

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tăng cao

Các quan chức chính phủ cảnh báo vào thứ Hai rằng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc, vốn ở mức trên 20% trong 3 tháng liên tiếp, có thể tăng cao hơn nữa trong tháng 7 này. Tuy nhiên tỷ lệ này được dự báo sẽ hạ nhiệt sau mùa hè — thời điểm giới trẻ bắt đầu tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Đại lục & Bắc Á tại Standard Chartered, cho biết: "Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là một vấn đề mang tính cấu trúc”. Ông nói thêm rằng chính phủ có thể sẽ thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề đó, thay vì "các gói kích thích toàn diện” bao gồm cắt giảm lãi suất.

Nguy cơ giảm phát có thể xảy ra

Những lo ngại về giảm phát gia tăng vào tuần trước sau khi Trung Quốc báo cáo giá tiêu dùng không tăng trong tháng 6 và giá thành trong sản xuất giảm 5.4%. Dữ liệu hôm thứ Hai cho thấy chỉ số giảm phát GDP, thước đo giá cả toàn nền kinh tế, lần đầu tiên âm trong Quý II kể từ năm 2020.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Thị trường lao động Hoa Kỳ dự báo vẫn vững vàng trong tháng 3 trước tác động của thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường lao động Hoa Kỳ dự báo vẫn vững vàng trong tháng 3 trước tác động của thuế quan

Thị trường tuyển dụng tại Hoa Kỳ có khả năng vẫn duy trì đà tăng trưởng trong tháng vừa qua, với tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở ngưỡng thấp lịch sử, phản ánh thị trường lao động vững vàng trước khi đối diện với đợt suy giảm kinh tế dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay do tác động của chính sách thuế quan mới.
Vàng thăng hoa, bạc suy yếu - Trump sẽ tăng cường áp lực trước khi nhân nhượng!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thăng hoa, bạc suy yếu - Trump sẽ tăng cường áp lực trước khi nhân nhượng!

Theo đánh giá của các nhà phân tích tại TD Securities, chính sách áp dụng thuế quan đối ứng quy mô lớn của chính quyền Trump dự kiến sẽ duy trì ít nhất đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2026. Các tác động thứ cấp và tam cấp của chính sách này sẽ gây xáo trộn nghiêm trọng đối với thị trường bạc và các hàng hóa công nghiệp khác, trong khi tiếp tục thúc đẩy nhu cầu vàng khi lạm phát gia tăng và các tài sản rủi ro chịu tổn thất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ