Quan điểm Kathy Lien 22/01: Ngày công bố dữ liệu PMI - Liệu các nhà giao dịch ngoại hối có quan tâm không?

Quan điểm Kathy Lien 22/01: Ngày công bố dữ liệu PMI - Liệu các nhà giao dịch ngoại hối có quan tâm không?

12:11 22/01/2021

Và nếu có, thì cần chú ý điều gì?

Trong năm qua, có thể thấy rõ ràng rằng thị trường được thúc đẩy bởi sự lạc quan. Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào mọi nơi trên thế giới nhưng thay vì lo lắng về tác động sâu rộng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nền kinh tế, các nhà đầu tư và các ngân hàng trung ương đang kỳ vọng vào sự phục hồi. Chúng tôi đã thấy điều đó trong suốt nửa cuối năm 2020 và bây giờ là đến năm 2021. Động thái phá vỡ kỷ lục ngày hôm qua của S&P 500 là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang có tâm lý rất lạc quan  và trong tuần này, rõ ràng là các ngân hàng trung ương cũng hưởng ứng sự lạc quan này.

Sáng nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu không thay đổi chính sách tiền tệ và nói rằng “nên duy trì các điều kiện tài chính thuận lợi …… không cần sử dụng hết chương trình PEPP.” Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem cũng chia sẻ quan điểm tương tự khi ông nói sáng nay rằng "nếu nền kinh tế phát triển phù hợp hoặc mạnh hơn với triển vọng của chúng tôi, thì nền kinh tế sẽ không cần thêm nhiều kích thích nới lỏng định lượng theo thời gian." Những bình luận ít 'dovish' hơn một chút này đã giúp đồng EUR phục hồi từ mức giảm ngày hôm qua và đưa USD/CAD xuống mức thấp nhất 2.5 năm trong ngày. Ngoài bình luận về chương trình PEPP, không có gì tiết lộ trong tuyên bố của ECB hoặc phát biểu của Chủ tịch Lagarde. Bà ấy tránh bất kỳ lời chỉ trích trực tiếp nào về tiền tệ và chỉ nói rằng sự tăng giá của tỷ giá hối đoái là một lực cản đối với lạm phát. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ nhưng hạ cấp đánh giá kinh tế của họ. Họ đã cắt giảm một chút dự báo GDP năm 2020, nhưng đã nâng dự báo GDP năm 2021, do quan điểm rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Sắp tới, các báo cáo PMI được lên kế hoạch phát hành từ New Zealand, Australia, Eurozone, Anh và Mỹ. Dữ liệu của New Zealand và Úc sẽ tốt hơn, phản ánh sự phục hồi liên tục. Cả AUD NZD đều mở rộng mức tăng vào thứ Năm sau báo cáo việc làm mới nhất của Úc. Mặc dù tăng trưởng việc làm chậm lại từ 90 nghìn xuống 50 nghìn, mức tăng này phù hợp với kỳ vọng và đi kèm với sự cải thiện về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tối nay, New Zealand công bố PMI sản xuất và giá tiêu dùng, theo sau là báo cáo PMI nhanh tháng 1 của Úc. Với thời tiết ấm áp và các ca nhiễm Covid-19 giảm, dự kiến ​​sẽ có những cải thiện ở cả hai quốc gia.

Ngược lại, sự quan tâm về việc phong tỏa kéo dài ở Châu Âu sẽ chuyển thành PMI suy yếu hơn tại Eurozone và Vương quốc Anh nhưng câu hỏi lớn là điều đó sẽ quan trọng đến mức nào đối với các nhà giao dịch FX? Sự phục hồi dai dẳng của đồng EUR GBP cho chúng ta biết rằng các nhà đầu tư phần lớn dự báo những con số yếu hơn. Họ đã lờ đi các báo cáo yếu trong suốt năm qua và có thể làm như vậy một lần nữa khi các ngân hàng trung ương tìm kiếm sự phục hồi trong nửa cuối năm. Đối với phần lớn, dữ liệu của Eurozone không quá tệ với những cải tiến trong các cuộc khảo sát ZEW và sản xuất công nghiệp mới nhất của Đức. Mặc dù PMI có thể khiến thị trường biến động, nhưng bất kỳ tác động tiêu cực nào đến đồng EUR và đồng GBP đều có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Điều này cũng đúng với PMI Markit của Hoa Kỳ và doanh số bán nhà hiện có. Doanh số bán lẻ của Canada sẽ được phát hành vào thứ Sáu - giữa tốc độ tăng trưởng doanh số bán buôn yếu hơn và dữ liệu thất nghiệp, chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ yếu hơn. Bất chấp sự lạc quan của BoC, nếu dữ liệu bất ngờ xấu, chúng ta có thể thấy dòng tiền mua vào UCAD để cover trạng thái bán ròng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới

Một diễn biến đáng quan ngại đang dần hiện hữu khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng gây áp lực lên thị trường tài chính: Trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong giai đoạn biến động - đang bất ngờ đánh mất tính hấp dẫn vốn có của mình.
Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall

Thị trường tài chính toàn cầu quay đầu giảm mạnh sau vài giờ lạc quan ngắn ngủi, khi Nhà Trắng tái khẳng định sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Trump có thể chấp nhận rủi ro suy thoái toàn cầu để tái định hình trật tự thương mại.
Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?

Cuộc chiến thương mại đang leo thang với tốc độ đáng báo động. Ngày 8/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng" đối mặt với những đe dọa mới từ Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ vài giờ trước đó, sau khi Bắc Kinh đã cam kết đáp trả ngang bằng biện pháp thuế quan 34% của Washington. Với mức tăng này, thuế suất của Trung Quốc áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng vọt lên 70%. Cùng ngày, Nhà Trắng xác nhận sẽ phản công bằng mức thuế quan lên tới 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 9/4.
Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu

Thị trường đang dần lấy lại sự bình tĩnh và nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn. Nhiều quốc gia mong chờ muốn xây dựng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, họ công nhận rằng mình không thể tách rời khỏi sức mạnh kinh tế của siêu cường này. Đồng thời, một bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, với việc Tổng thống Trump kiên quyết thúc đẩy các cuộc đối thoại trực tiếp nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện.
Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.