Quan điểm Kathy Lien 27/7: 10 thông tin không thể bỏ qua đối với FX trader tuần này

Quan điểm Kathy Lien 27/7: 10 thông tin không thể bỏ qua đối với FX trader tuần này

07:26 27/07/2021

Nhìn vào lịch kinh tế, đây được coi là một tuần bận rộn đối với thị trường ngoại hối, với quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương, báo cáo GDP, lạm phát và việc làm được công bố. Một số công ty công nghệ lớn đã có báo cáo thu nhập và, với việc chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới vào thứ Hai, các nhà đầu tư sẽ theo dõi những kết quả đó một cách cẩn thận vì những thất vọng lớn có thể kích hoạt động thái động chốt lời trên diện rộng.

Dưới đây là 10 thông tin quan trọng nhất cần theo dõi trong tuần này:
1. Thông báo chính sách tiền tệ của FOMC
2. Báo cáo thu nhập của các hãng công nghệ lớn
3. GDP sơ bộ quý 2 của Hoa Kỳ
4. GDP sơ bộ quý 2 của Châu Âu
5. GDP của Canada
6. CPI khu vực đồng tiền chung châu Âu
7. CPI của Úc
8. CPI của Canada
9. Báo cáo việc làm của Đức
10. Báo cáo thu nhập & Chi tiêu Cá nhân của Hoa Kỳ

Thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang là sự kiện được chú ý nhiều nhất, nhưng có khả năng rất cao là tuyên bố của FOMC sẽ hầu như không thay đổi. Kể từ cuộc họp cuối cùng của Fed, tỷ lệ tiêm chủng cao đã khuyến khích chi tiêu và đi du lịch nhiều hơn. Nhưng chúng tôi chưa thấy điều này thể hiện trong dữ liệu vì báo cáo doanh số bán lẻ mới nhất cho thấy chỉ tăng 0.6% trong tháng 7, nhưng không nghi ngờ gì về việc hoạt động kinh tế đã tăng tốc trong tháng qua. Vấn đề ở đây là các biến thể của vi rút Delta, việc hết hạn lệnh cấm trục xuất người thuê nhà trong tuần này, và gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung sắp kết thúc sẽ gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh tế vào mùa thu. Fed thừa nhận rằng họ đã nói về việc bàn đến thu hẹp QE trong cuộc họp gần đây nhất và các cuộc thảo luận có thể sẽ tiếp tục vào tháng Bảy. Tuy nhiên, các thông báo quan trọng có thể sẽ được đưa vào hội nghị chuyên đề Jackson Hole tháng 8, nơi các nhà hoạch định chính sách sẽ gặp trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát, với các chi tiết được công bố tại cuộc họp FOMC tháng 9.

Tất cả những điều này có nghĩa là FOMC tuần này có thể không có tác động lớn đến đồng đô la Mỹ. Nếu Chủ tịch Fed Jerome Powell luôn kín tiếng về chính sách trong tương lai và đánh giá thấp các báo cáo lạm phát gần đây, thì biên độ giao dịch hiện nay của USD/JPY và EUR/USD sẽ được giữ vững. Nhưng nếu ông tiếp tục nhắc đến việc thu hẹp QE và cho rằng bình thường hóa chính sách đang đến rất gần, đồng đô la Mỹ sẽ tăng vọt. Tăng trưởng GDP mạnh hơn cũng được dự đoán rộng rãi trong quý II, do đó, một con số tốt sẽ không phải là một bất ngờ lớn.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng công bố GDP quý 2. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn tỏ ra "Dovish" và báo cáo IFO của Đức giảm bất ngờ, việc EUR/USD đi ngang sau ECB và tăng trong phiên hôm qua cho chúng ta biết cặp tiền này đang bị quá bán. Nếu phần còn lại của báo cáo kinh tế của tuần này gây bất ngờ với xu hướng tăng (và chúng tôi nghĩ rằng chúng sẽ tăng), thì EUR/USD có thể vượt lên trên 1.19. Giống như Hoa Kỳ, tỷ lệ tiêm chủng cao dẫn đến ít hạn chế hơn trong Khu vực Euro trong quý thứ hai. Sự gia tăng của hoạt động du lịch và chi tiêu sẽ tạo ra một động lực lớn cho GDP quý 2. Lạm phát đang tăng và theo PMIs, việc tuyển dụng được mở rộng với tốc độ nhanh hơn vào tháng trước.

Báo cáo lạm phát của Canada sẽ tác động tới thị trường nhiều hơn so với GDP. Úc cũng công bố CPI, nếu mạnh hơn, có thể giúp hồi phục đồng Aussie đang bị quá bán. Tuy nhiên, với việc RBA vẫn dovish và tình trạng phong tỏa đang diễn ra, Aussie có lẽ vẫn sẽ chịu áp lực.

Với tất cả những điều trên, sự kiện có tác động tới thị trường nhất trên lịch kinh tế của tuần này có thể là báo cáo thu nhập. Hay chính xác hơn là tâm lý rủi ro. Nếu chứng khoán tiếp tục kéo dài đà tăng, đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật sẽ suy yếu. Nếu thu nhập gây thất vọng dẫn đến việc bán tháo cổ phiếu, thì tất cả các loại tiền tệ chính có thể rơi vào bế tắc.

Kathy Lien

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ