Quan hệ Mỹ - Trung: Chạm đáy, nhưng Trump chưa đưa ra được "chiến lược giao dịch" hợp lý

Quan hệ Mỹ - Trung: Chạm đáy, nhưng Trump chưa đưa ra được "chiến lược giao dịch" hợp lý

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

16:36 20/07/2020

Trong suốt thời gian tại vị, những “chiến lược giao dịch” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc là vô cùng đa dạng.

Năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Trump đã có chuyến công du tới Bắc Kinh, thảo luận nhiều vấn đề với ông Tập Cận Bình và bày tỏ quan điểm tích cực về mối quan hệ đôi bên. Thế nhưng chỉ một năm sau đó, Trump đã phát động cuộc chiến tranh thương mại chống lại Trung Quốc, trong khi đó lại đồng thời d0ề xuất về một thoả thuận lịch sử giữa hai nước.

Thoả thuận đó vẫn còn đang "lơ lửng" và khó có thể đạt được thỏa thuận chung trong nhiệm kỳ này của Trump, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa hai ông lớn đang ngày càng xấu đi sau các sự cố Coronavirus, Hồng Kông và Tân Cương vừa qua. Nội các của Trump chứa đầy những con người không mấy cảm tình với Trung Quốc, trong đó phải kể tới Bộ trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo.

Tuy nhiên, để đề ra một chiến lược đối trọng lại Trung Quốc là điều không hề dễ dàng gì đối với Nhà Trắng. Theo Bloomberg, mặc dù đã ký vào một dự luật trước về mối quan hệ giao thương đặc biệt với Hồng Kông, Trump vẫn chưa thể áp các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và khó có thể thực thi mọi quyền lực của mình.

Đây dường như là "kiểu mẫu điển hình" của Trump. Theo cựu cố vấn anh ninh quốc gia John Bolton, Trump đã đồng thuận với các chính sách của ông Tập ngay cả khi hai bên đang hục hoặc nhau về vấn đề vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh tại Tân cương. Theo một số nguồn tin trên CNN, Trump đã có một thoả thuận ngầm với Bắc Kinh là sẽ “ngoảnh mặt làm ngơ” trước các cuộc biểu tình tại Hồng Kông trong thời gian thỏa thuận thương mại diễn ra, do lo sợ bất cứ chỉ trích nào cũng có thể khiến Trung Quốc "lật kèo" trước các thoả thuận tiềm năng.

Trong suốt quang thời gian diễn ra thương chiến, Trump đã hứa rất nhiều lần sẽ đảm bảo cho một thoả thuận "vô tiền khoáng hậu" trong đó sẽ mở đường cho phép các công ty Mỹ tiếp cận Trung Quốc, đồng thời tái cân bằng mối quan hệ theo hướng có lợi cho nông dân và công nhân Mỹ. Còn trong lúc ký thỏa thuận Giai đoạn 1, hiện đang bị chững lại, Trump đã mô tả rất “hoành tráng” về nội dung: “Sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và mang lại một nền kinh tế công bằng và an ninh trong tương lai cho công nhân, nông dân và các hộ gia đình tại Mỹ”.

Cứng rắn với Trung Quốc

Hôm thứ Ba tuần trước, Trump đã ký thông qua Đạo luật tự trị Hồng Kông, một dự luật lưỡng Đảng được thông qua với sự ủng hộ ở cả hai phe trong Quốc Hội, tước bỏ đi những giao thương đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Hồng Kông với lý do khu vực này không còn đủ “tách biệt” với Trung Quốc sau khi Luật an ninh mới được Bắc Kinh áp đặt.

Thông qua bài phát biểu, ông Trump đã bày tỏ quan điểm cứng rắn với thái độ “chĩa mũi giáo” vào Bắc Kinh: “Sẽ không có chính quyền nào cứng rắn với Trung Quốc hơn chúng tôi”.

“Mỹ áp đặt những thuế quan mạnh nhất trong lịch sử. Chúng tôi chống lại hành vi trộm cắp các tài sản trí tuệ của Trung Quốc ở mức độ chưa từng có trước đây. Chúng tôi đối đầu trực diện với các nhà cung cấp công nghệ và viễn thông không đáng tin cậy của Trung Quốc”, ông cho biết. “Hoa Kỳ đã thuyết phục rất rất nhiều quốc gia, kể cả bản thân chúng tôi, về việc không sử dụng các thiết bị Huawei để tránh các rủi ro về bảo mật. Nó thực sự vô cùng nguy hiểm. Các quốc gia nếu muốn giao thương với Hoa Kỳ sẽ không thể sử dụng chúng”.

Ông cũng cáo buộc Trung Quốc “che giấu nguồn gốc virus Corona và phát tán chúng trên toàn cầu”.

Động thái quyết liệt của Trump có vẻ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên theo Bloomberg, ông Trump đã tạm thời hoãn lui kế hoạch trừng phạt các quan chức Trung Quốc do lo sợ sẽ làm tổn hại thêm mối quan hệ với Bắc Kinh. Một phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia đã phủ nhận không có gì là không thể xảy ra, Tổng thống Trump vẫn luôn sẵn sàng áp dụng các biện pháp cứng rắn nếu cần.

Tờ New York Times cũng đưa tin trong tuần trước rằng một lệnh hành chính đã được soạn thảo, nhắm vào tất cả 92 triệu thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Pháp lệnh này, thực tế chưa được công bố và có thể sẽ bị Trump từ chối, sẽ ngăn chặn hết những người theo Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Hoa Kỳ ngay khi có hiệu lực, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh tính khả thi.

Trong khi chính quyền của ông Trump đã khởi xướng nhiều động thái gây tổn hại cho Hồng Kông và Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng được dự báo sẽ chịu tổn thất ngược do tác động mạnh mẽ từ mối quan hệ chặt chẽ của hai siêu cường quốc. Nhắm vào các quan chức chịu trách nhiệm với các chính sách tại Hồng Kông đồng nghĩa với việc tập trung vào những nỗi đau kinh tế mà nó mang lại.

Hoa Kỳ cũng có thể phải đón nhận các hành động trả đũa từ Trung Quốc. Để đáp lại lệnh trừng phạt Tân Cương, Bắc Kinh áp  các lệnh trừng phạt lên các nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio, tuy nhiên những biện pháp Trung Quốc áp dụng tới nay vẫn còn là ẩn số.

Thứ gì quan trọng nhất? Ồ, dĩ nhiên là thương mại

Khi công bố dự luật Hồng Kông, Trump cho biết “một trong những lý do giúp tôi đắc cử Tổng Thống chính là thương mại và những thứ liên quan tới thương mại”.

Trump chỉ trích Biden vì ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, bởi ông coi đây là “một trong những thảm hoạ địa chính trị và kinh tế lớn nhất trong lịch sử”.

Và trong khi cuộc chiến thương mại đang khoét sâu những khó khăn mà kinh tế đang trải qua do tác động bởi đại dịch coronavirus, Trump vẫn tuyên bố “nông dân Hoa Kỳ đang có cuộc sống rất ổn định vì chúng tôi có được những thoả thuận thương mại tuyệt vời”.

Khả năng tái đắc cử của Trump phụ thuộc nhiều vào thái độ cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề coronavirus, bao gồm cả việc chỉ trích Biden vì mối quan hệ “trên mức bình thường” hay sự đồng cảm dành cho Trung Quốc. Nhưng, chiến lược này dường như chưa phát huy nhiều tác dụng khi trong một cuộc thăm dò gần đây, ứng cử viên của Đảng Dân Chủ vẫn dẫn trước Trump tới 15 điểm.

Nói theo cách của Trump, ông đắc cử vì bởi lập trường thương mại của mình. Ngay cả khi chỉ còn một chút hi vọng rằng các thoả thuận thương mại sẽ được duy trì, điều này sẽ khiến ông "chùng tay" trong các quyết sách lên Trung Quốc mà các cố vấn muốn thực hiện, dù rằng mối quan hệ với Bắc Kinh hiện cũng chẳng còn mấy tốt đẹp.

Trong cuốn sách của mình, Bolton viết “các cuộc đối thoại của ông Trump với ông Tập Cận Bình không chỉ phản ánh sự thiếu nhất quán trong các chính sách thương mại mà còn “lẫn lộn” giữa lợi ích chính trị của ông và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”.

Liệu, bằng một cách nào đó, Trump có thể cứu vãn thoả thuận thương mại “chưa từng có” với Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ, từ đó thay đổi kết quả bầu cử?

“Trump trộn lẫn lợi ích cá nhân và các vấn đề quốc gia, không chỉ xoay quanh các thoả thuận thương mại mà còn ở khía cạnh an ninh quốc gia”, ông Bolton cho biết. “Rất khó để tôi có thể tìm ra một quyết định quan trọng nào trong nhiệm kỳ của Trump mà không bị chi phối theo hướng có lợi cho quá trình tái đắc cử”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ