Quyết định lãi suất của ECB tối nay: Câu hỏi không phải là “nếu” mà là “khi nào”

Quyết định lãi suất của ECB tối nay: Câu hỏi không phải là “nếu” mà là “khi nào”

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

14:23 29/10/2020

Với việc số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh và một số quốc gia đang dự tính các biện pháp hạn chế mới, Ngân hàng Trung ương châu Âu lại đang chịu áp lực phải làm gì đó để hỗ trợ nền kinh tế của Liên minh.

Chủ tịch Christine Lagarde có thể sẽ hứa rằng bà sẵn sàng nới lỏng chính sách khi các điều kiện kinh tế cho thấy đó là điều cần thiết, nhưng quyết định đó là chưa hẳn là cần thiết tại cuộc họp vào tối nay.

Ngân hàng trung ương này được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn chính ở mức 0% và lãi suất huy động ở -0.5%. Chương trình mua trái phiếu của ECB (PEPP), với chỉ khoảng 500 tỷ EUR đã được phân bổ sử dụng trong giới hạn 1.35 nghìn tỷ EUR, nhiều khả năng cũng sẽ được giữ nguyên.

Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu

GDP quý III của Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ phục hồi 9.4% sau khi giảm 3.6% trong quý I và 11.8% trong quý II. Tỷ lệ thất nghiệp đang tăng chậm từ 7.1% trong tháng 3 lên 8.1% trong tháng 8, mức đỉnh của thời kỳ đại dịch, với con số 8.3% được dự kiến vào tháng 9.

GBP của Châu Âu

Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã đưa ra các lệnh hạn chế mới và Đức đang chuẩn bị làm theo. Mặc dù hầu hết các biện pháp phong tỏa đã được dỡ bỏ vào mùa hè, ngành dịch vụ của khu vực đồng Euro vẫn thu hẹp do sự sụt giảm lớn về nhu cầu du lịch và khách sạn.

Các chính phủ sẽ lại cần hỗ trợ kinh tế và kinh doanh. Ý đã thông qua một gói cứu trợ mới trong tuần này và Đức đang lên kế hoạch hỗ trợ thêm.

Đại dịch đang quay trở lại và khả năng triển khai các biện pháp phong tỏa có nghĩa là một cuộc suy thoái thứ hai đang đến gần hơn bao giờ hết.

Các cuộc đàm phán Brexit với Anh cũng là một vấn đề cần quan tâm nhưng với việc cả hai nền kinh tế đang chịu mối đe dọa nghiêm trọng từ Covid-19, không bên nào muốn mạo hiểm phải đối mặt với những khó khăn đến từ việc không thể đi đến một thỏa thuận.

Đồng Euro đã chịu áp lực bán trong tuần này do sự lây lan của Covid-19 khiến các biện pháp phòng ngừa tốn kém có nhiều khả năng xảy ra hơn, nhưng nhìn chung nó vẫn nằm trong phạm vi 1.1630-1.1940 trong 3 tháng qua.

Kết luận
EUR/USD trên khung Daily

Đại dịch là một thảm họa kinh tế diễn biến chậm chạp. Nếu các chính phủ châu Âu quyết định đóng cửa nền kinh tế của họ để đối phó với sự trở lại của làn sóng lây nhiễm Covid-19, thì kết quả đã được biết trước.

Các nhà hoạch định chính sách tại ECB và lãnh đạo không cần phải suy đoán về kết quả, nếu nền kinh tế của họ đóng cửa, họ sẽ có phải đối đầu với một cuộc suy thoái lần thứ hai. Câu hỏi duy nhất là bao giờ họ mới hành động. Tỷ lệ đặt cược vào một động thái bất ngờ từ ECB đang tăng lên. Hãy coi chừng!

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh sau cú sốc lịch sử, nhà đầu tư kỳ vọng thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh sau cú sốc lịch sử, nhà đầu tư kỳ vọng thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt

Sau phiên giao dịch được xem là “tồi tệ nhất trong lịch sử”, các thị trường chứng khoán châu Á đã ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ trong phiên thứ Ba, phần nào xoa dịu làn sóng bán tháo toàn cầu do lo ngại cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
PBoC cận kề quyết định then chốt về Nhân dân tệ giữa áp lực mất giá
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

PBoC cận kề quyết định then chốt về Nhân dân tệ giữa áp lực mất giá

Sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc chiến thương mại đã đẩy Trung Quốc đến điểm bước ngoặt quan trọng, buộc các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với quyết định mang tính chiến lược: tiếp tục duy trì kiểm soát chặt chẽ đồng Nhân dân tệ hay để đồng tiền này mất giá nhằm bù đắp một phần tác động tiêu cực từ các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ.
Suy thoái kinh tế liệu đã thực sự bắt đầu khi Phố Wall chìm trong bất định vì thuế quan Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Suy thoái kinh tế liệu đã thực sự bắt đầu khi Phố Wall chìm trong bất định vì thuế quan Trump?

Chưa đầy 100 ngày kể từ khi chính quyền mới của Hoa Kỳ nhậm chức, các ngân hàng lớn từ Phố Wall đến khu tài chính Pudong của Thượng Hải và Thành phố London đang chuẩn bị đối mặt với hàng loạt khoản vay xấu, thương vụ bị hủy bỏ, phí giao dịch không thu được và thậm chí là nguy cơ mất việc làm. Thị trường tín dụng đang rơi vào tình trạng đình trệ, trong khi các hoạt động sáp nhập và chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) liên tục bị hoãn lại do lo ngại về suy thoái kinh tế.
Hợp đồng tương lai vàng break-out ngưỡng 3,000 USD khi thị trường rung chuyển bởi chiến tranh thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai vàng break-out ngưỡng 3,000 USD khi thị trường rung chuyển bởi chiến tranh thương mại!

Hợp đồng tương lai vàng ghi nhận phiên giảm giá thứ ba liên tiếp, với hợp đồng tháng Sáu - hợp đồng có khối lượng giao dịch lớn nhất - sụt giảm 57.30 USD (tương đương -1.87%) và đóng cửa ở mức 2,998.80 USD/ounce, chính thức chạm ngưỡng tâm lý quan trọng 3,000 USD.
Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?

Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ