"Rủi ro kép" đang chờ đón vàng trong năm 2021 tới!

"Rủi ro kép" đang chờ đón vàng trong năm 2021 tới!

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

19:12 05/01/2021

Vàng có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro giảm giá kép từ triển vọng phục hồi kinh tế và làn sóng bán tháo của các quỹ ETFs trong năm 2021

Giá vàng có thể sẽ đánh mất những gì đã đạt được trong năm 2020 trong 1 năm tới khi triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu cải thiện và sự đảo ngược vị thế của các quỹ ETF. Bất chấp đà tăng mạnh mẽ vào đầu năm nay, những ai kỳ vọng vào việc giá chạm mốc 2000 USD/Oz có thể sẽ bị thất vọng, thay vào đó khả năng sụt giảm xuống dưới mốc 1600 USD/Oz là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bước sang năm 2021, kỳ vọng về quá trình bình thường hóa với sự xuất hiện của vắc-xin có thể sẽ khiến đường cong lợi suất trở nên dốc hơn. Với việc lợi suất TPCP Mỹ 10 năm tăng và kéo mặt bằng lãi suất thực tăng lên, động lực đối với việc nắm giữ vàng sẽ giảm bớt. Giá vàng cũng sẽ được dẫn dắt bởi xu hướng của đồng đô-la Mỹ. Hiện tại dường như đã có quá nhiều người đặt cược vào khả năng giảm của đồng bạc xanh, do vậy kịch bản giảm giá đối với vàng giờ đây đã bớt đi ít nhiều chướng ngại vật.

Kịch bản trên nhiều khả năng sẽ kích hoạt xu hướng bán tháo của các quỹ ETF với quy mô chưa từng thấy kể từ năm 2013. Áp lực có thể sẽ tiếp tục được gia tăng từ phía các quỹ phòng hộ, và chỉ với thị trường vàng vật chất vốn đang trong trạng thái bất lợi sẽ không thể chống đỡ trước làn sóng trên.

Kể từ thời điểm ra đời của các quỹ ETF vàng vào năm 2003, giá vàng thường biến động cùng chiều với lượng nắm giữ của các quỹ trên. Trong giai đoạn cuối năm 2012 tới cuối năm 2015, các quỹ ETF đã bán hơn 1.1 nghìn tấn vàng và giá đã giảm khoảng 37% trong cùng giai đoạn trên. Sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống, các quỹ trên đã bán 250 tấn trong hơn 2 tháng và khiến cho giá giảm khoảng 14%.

Lượng nắm giữ của các quỹ ETF đã đạt mức 3.46 nghìn tấn vào tháng 10/2020 - tương đương với nguồn cung khai thác vàng trong vòng 1 năm, và cao hơn 900 tấn so với mức đỉnh đạt được trước đó vào năm 2012. Tuy vậy, mức giá trung bình trong giai đoạn từ giữa năm 2019 đến thời điểm trên là khoảng 1650 USD/Oz, đồng nghĩa với việc vẫn còn một số lượng lớn lợi nhuận vẫn chưa được chốt.

Tất nhiên, sự khó lường của dịch bệnh có thể sẽ hướng các nhà đầu tư tới các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, đặc biệt là nếu như các NHTW tiếp tục duy trì thanh khoản ở mức dồi dào. Tuy nhiên vàng là một loại "hàng hóa Veblen" - loại hàng hóa càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư khi giá tăng hoặc chạm mức cao mới. Dữ liệu từ Google Trends cho thấy số lượng tìm kiếm cho từ khóa "vàng thỏi" tăng vọt khi giá biến động mạnh. Hiện tại, sức hút của nó đang dần hạ nhiệt.

Trên sàn giao dịch tương lai Comex tại New York, số lượng vị thế mua ròng đã có xu hướng giảm 25% xuống gần mức trung bình trong 1 thập kỷ qua. Nếu những nhà đầu tư trên thị trường trên thay đổi quan điểm sang xu hướng giảm giá của vàng, họ sẽ nhanh chóng chuyển sang bán ròng mạnh mẽ, tương tự như lần gần nhất vào thời điểm 2 năm trước, tổng vị thế bán ròng tương đương khoảng 20% tổng lượng hợp đồng mở.

Mặc dù các NHTW đã thường xuyên mua vàng trong 1 thập kỷ vừa qua, họ đã lần đầu tiên bán ròng trong Quý 3/2020 kể từ năm 2010, và nhu cầu của khu vực này dự báo vẫn sẽ ở mức yếu với mức giá cao hiện tại.

Lực mua trên thị trường vàng vật chất, bao gồm những người mua trang sức tại Trung Quốc và Ấn Độ, mua thỏi và tiền xu tại các nước Phương Tây và nhu cầu dành cho sản xuất, sẽ duy trì ở mức trung bình. Mặc dù thị trường này hiếm khi có khả năng xác lập giá vàng, nó có thể đóng vai trò bệ đỡ khi giá giảm sâu. Sự thiếu vắng lực cầu sau dịp Tết Âm lịch vào thời điểm giữa Tháng 2/2021 là một điểm nên được lưu ý đối với những ai đang có ý định mua vàng.

Đối với các giao dịch sử dụng đòn bẩy, vàng đang đánh mất một phần những người quan tâm sang tiền kỹ thuật số. Tuy vậy với việc Bitcoin là một tài sản rủi ro không có mối quan hệ với lạm phát, tài sản này tạm thời chưa gây ra mối đe dọa trực tiếp với vàng và sẽ chưa thể gây áp lực khiến các nhà quản lý quỹ phải bán tháo lượng vàng nắm giữ của mình.

Tựu chung lại, các giao dịch dựa trên kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng trở lại nhiều khả năng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng, đặc biết đối với các nhà đầu tư ETF. Sẽ là một chặng đường gập ghềnh phía trước và kỳ nghỉ Lễ Tết Âm lịch có thể sẽ đóng vai trò bước ngoặt.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?