Sau mức thuế 104% là những đồn đoán về một vòng thuế quan mới, song những thiệt hại ngoài dự kiến đối với các quốc gia thứ ba là vô cùng đáng ngại!

Sau mức thuế 104% là những đồn đoán về một vòng thuế quan mới, song những thiệt hại ngoài dự kiến đối với các quốc gia thứ ba là vô cùng đáng ngại!

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

14:08 09/04/2025

Nhận định bởi chuyên gia Action Forex.

Diễn biến câu chuyện thuế quan

Đà phục hồi ngắn ngủi của thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng bị dập tắt khi các chỉ số chủ chốt đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên giao dịch hôm qua. Nasdaq dẫn đầu đà giảm, phản ánh tâm lý thị trường ngày càng bi quan. Các thị trường Châu Á cũng chịu ảnh hưởng, mở cửa trong sắc đỏ với biên độ dao động lớn trong ngày trên toàn khu vực. Nỗi lo suy thoái toàn cầu tiếp tục bủa vây tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt khi hàng hóa cơ bản không cho thấy tín hiệu phục hồi, điển hình là việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm do lo ngại về sự sụp đổ của nhu cầu.

Vàng, kênh trú ẩn an toàn truyền thống, đang chật vật duy trì trên ngưỡng tâm lý 3,000 USD/oz. Song, kim loại quý này vẫn được hưởng lợi phần nào từ tâm lý e ngại rủi ro của thị trường. Về thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu, các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như AUD, đô la NZDCAD cũng chịu áp lực tương tự, ngay cả GBP cũng không tránh khỏi xu hướng này. Ngược lại, EUR, JPYCHF tỏ ra vững vàng hơn khi vẫn có một bộ phận không nhỏ các nhà giao dịch tìm đến những kênh trú ẩn an toàn ở mức tương đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Tâm điểm của sự bất an hiện tại trên thị trường chính là việc Mỹ chính thức áp dụng các biện pháp thuế quan đối ứng, với mũi nhọn chủ yếu hướng về Trung Quốc. Mức thuế suất thực tế lên tới 104% hiện đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đẩy xung đột song phương leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn diện. Chưa dừng lại ở đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn ký sắc lệnh hành pháp tăng gấp ba lần thuế suất đối với các bưu kiện nhỏ, giá trị thấp gửi từ Trung Quốc qua hệ thống bưu chính quốc tế.

Cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đánh dấu một giai đoạn nguy hiểm cho thương mại toàn cầu, khi cả hai bên đều chưa có dấu hiệu nhượng bộ. Hậu quả kinh tế vẫn còn khó đong đếm ở thời điểm hiện tại, nhưng nếu tình trạng bế tắc kéo dài, rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu và chuỗi cung ứng sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là những thiệt hại ngoài dự kiến đối với các quốc gia thứ ba, những nước đang vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung.

Ngoài ra, còn có những đồn đoán về các động thái áp thuế tiếp theo, chẳng hạn như thông tin về việc ông Trump tiết lộ tại một buổi tiệc tối rằng một vòng thuế quan mới nhắm vào ngành dược phẩm sẽ “sớm” được công bố. Các biện pháp này được cho là nhằm mục đích chuyển dịch hoạt động sản xuất dược phẩm từ Trung Quốc trở lại Mỹ, với mức thuế suất dự kiến ​​là 25% hoặc cao hơn. Động thái này không chỉ gây ra lo ngại về lạm phát giá thuốc mà còn về sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Ở một diễn biến khác, Canada đã chính thức trả đũa bằng việc áp dụng thuế suất 25% đối với ô tô sản xuất tại Mỹ. Nhật Bản, một đối tác thương mại quan trọng khác, cũng đang chuẩn bị cho sự giám sát chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Tài chính Katsunobu Kato lưu ý rằng những chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái có thể sẽ được đưa vào các cuộc thảo luận sắp tới, cho thấy áp lực của Washington trong vấn đề tiền tệ, đặc biệt là việc đồng Yên yếu, có thể trở thành một điểm nóng mới.

RBNZ cắt giảm lãi suất 25 bps, hàng rào thuế quan là rủi ro suy giảm đối với cả tăng trưởng và lạm phát

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã quyết định cắt giảm lãi suất chính sách 25 bps xuống còn 3.50% đúng như dự báo. Tuyên bố chính sách đi kèm nhấn mạnh rằng các hàng rào thuế quan toàn cầu gần đây đặt ra "rủi ro suy giảm đối với cả tăng trưởng và lạm phát" tại New Zealand.

Ngân hàng trung ương này cho biết, với mức lạm phát hiện tại gần với mục tiêu đề ra, họ đang ở "vị thế thuận lợi nhất" để ứng phó với những biến động của nền kinh tế. RBNZ cũng bổ sung rằng họ "có thể tiếp tục hạ lãi suất chính sách khi cần thiết", tùy thuộc vào diễn biến tác động của thuế quan. Điều này mở ra khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, đặc biệt nếu bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi hoặc dữ liệu kinh tế trong nước không đạt kỳ vọng.

Tỷ giá NZD/USD giảm nhẹ đầu ngày do tâm lý e ngại rủi ro lan rộng, nhưng không ghi nhận đợt bán tháo nào sau quyết định của RBNZ. Về mặt kỹ thuật, việc hỗ trợ 0.5515 bị xuyên thủng cho thấy nhịp giảm từ 0.6378 vẫn đang tiếp diễn. Rủi ro ngắn hạn sẽ nghiêng về chiều giảm chừng nào ngưỡng kháng cự 0.5644 còn giữ vững. Mục tiêu tiềm năng trước mắt sẽ là ngưỡng Fibonacci mở rộng 61.8% (0.6378 - 0.5515 - 0.5852) tại 0.5319.

Đồ thị NZD/USD khung 1D

Đáng chú ý hơn, nếu kịch bản nêu trên xảy ra, đồng nghĩa với việc hỗ trợ quan trọng 0.5467 (đáy năm 2020) bị xuyên thủng, đây sẽ là tín hiệu xác nhận xu hướng giảm từ 0.8835 (đỉnh năm 2014) đang tiếp diễn. Vì vậy, nếu không thể lấy lại được hỗ trợ 0.5467, khả năng cao NZD/USD sẽ bước vào nhịp giảm trung hạn hướng về ngưỡng Fibonacci mở rộng 61.8% (0.7463 - 0.5511 - 0.6378) tại 0.5172.

Đồ thị NZD/USD khung 1M

Các quan chức Fed thi nhau bày tỏ sự thận trọng trong bối cảnh bất ổn gia tăng

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh Chicago – Austan Goolsbee, và Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco – Mary Daly, đều bày tỏ sự thận trọng trong bối cảnh bất ổn gia tăng từ cuộc chiến thuế quan toàn cầu đang diễn ra.

Goolsbee nhấn mạnh tác động bất ngờ mạnh mẽ của thuế quan, gọi đó là một cú sốc "lớn hơn nhiều" so với dự đoán. Ông so sánh chúng với một "cú sốc cung tiêu cực" và thừa nhận rằng phản ứng chính sách phù hợp của Fed vẫn chưa rõ ràng. Ông cảnh báo về hiệu ứng domino lan rộng thông qua hoạt động tiêu dùng và kinh doanh suy giảm, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hậu đại dịch vẫn còn chịu ảnh hưởng của lạm phát.

Mặt khác, Daly lại có quan điểm ôn hòa hơn, cho rằng mặc dù "có đôi chút lo ngại" về tác động của thuế quan lên lạm phát, bà tin rằng chính sách tiền tệ hiện tại của Fed đang ở vị thế tốt, vì vậy các nhà hoạch định nên "tiến từng bước chậm rãi và thận trọng." "Điều quan trọng là phải giữ vững tay chèo trong khi xem xét không chỉ những gì xảy ra trong vài ngày qua mà là tác động tổng thể của toàn bộ những thay đổi mà chính quyền muốn thực hiện," bà nói thêm.

Action Forex

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ