S&P 500 tăng vọt với chỉ báo gần các mức kỹ thuật quan trọng

S&P 500 tăng vọt với chỉ báo gần các mức kỹ thuật quan trọng

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

14:41 17/11/2023

Sau chuỗi ba tháng giảm điểm, chứng khoán Mỹ đã tăng 7.3% trong tháng 11, mức tăng lớn nhất trong hơn một năm. Trong khi các yếu tố vĩ mô như lạm phát hạ nhiệt, cùng với quan điểm ôn hòa của Fed đã thúc đẩy đà tăng, thì các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm thông tin về việc liệu đà tăng có thể tiếp tục hay không.

Chỉ báo RSI cho Chỉ số S&P 500, đang gần mức 70, hiện được coi là dấu hiệu tăng quá nóng. Chỉ ba tuần trước, chỉ số RSI đã giảm xuống dưới 30, báo trước cho sự phục hồi. Sự thay đổi nhanh chóng như vậy từ mức quá bán sang quá mua trong vòng một tháng là rất hiếm. Nhưng đây là tín hiệu tốt cho cổ phiếu tăng trưởng trong thời gian tới.

Theo Andrew Thrasher, nhà phân tích kỹ thuật và quản lý danh mục đầu tư tại Financial Enhancement Group, chỉ có 11 trường hợp như vậy kể từ năm 1950 và khả năng 82%, chỉ số này cao hơn trong 21 ngày sau đó với mức tăng trung bình là 2.4%.

Thrasher giải thích: “Có sự thay đổi từ áp lực bán sang áp lực mua từ thị trường cổ phiếu thông qua chỉ báo RSI chỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi nhận thấy những điều này sẽ còn được duy trì mở rộng.”
Một tín hiệu ít khả quan hơn là S&P 500 đã vượt lên trên mức kháng cự 4,500 vào đầu tuần lần đầu tiên kể từ tháng 9. Nó đã giảm nhẹ vào thứ Năm ở mức 4,496 vào lúc 1 giờ 45 phút sáng theo giờ Việt Nam.

Theo Mark Newton, người trưởng phòng phân tích thuật tại Fundstrat Global Advisors, các nhà đầu tư cũng nên quan tâm tới các tài sản khác để hiểu về hướng đi của thị trường chứng khoán. Sau khi trái phiếu kho bạc tăng giá, lợi suất trái phiếu kho bạc đang dao động ngay trên mức hỗ trợ. Đồng USD cũng tương tự như vậy. Ông cho biết, nếu một trong hai điều trên thay đổi, nó sẽ cản trở S&P500 hướng tới mức 4,600.

Newton cho biết: “Các đợt tăng giá vào thời điểm này có thể kiểm tra vùng kháng cự và có thể quay trở lại vào đầu tháng 12 trước khi có thể tiếp tục đà tăng”.

Mức hỗ trợ quan trọng là 4,488. Đối với các trader sử dụng phân tích Fibonacci, điều đó thể hiện mức thoái lui 76.4% từ mức cao nhất trong tháng 7 đến mức thấp nhất trong tháng 10.


Willie Delwiche, chiến lược gia thị trường tại Hi Mount Research, đang theo dõi xem liệu đà tăng có bền vững hay không. Ví dụ, theo Delwiche, mức tăng 1.9% hôm thứ Ba đánh dấu lần thứ hai trong 10 tuần qua đỉnh mới lớn hơn đỉnh cũ trên Sở giao dịch chứng khoán New York.

Điều đó thường xảy ra sau khi thị trường chạm đáy và thường dẫn đến mức tăng giá cổ phiếu vì có nhiều cổ phiếu đạt được đỉnh mới. Hôm qua đánh dấu lần thứ hai trong 10 phiên trước đó điều này xảy ra, với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 9:1 - thường là dấu hiệu tăng giá mạnh hơn.

Theo Craig Johnson của Piper Sandler, kể từ năm 1996, chỉ có 16 trường hợp trước đó cho thấy số lượng cổ phiếu tăng giá trên NYSE nhiều hơn số lượng cổ phiếu giảm giá tới 9 lần. Trong mỗi trường hợp, S&P 500 tiếp tục tăng, đạt mức tăng trung bình 1% một tháng sau đó, 14% trong sáu tháng và 22% trong năm tiếp theo.


Mặc dù đà tăng của tuần này cũng nhờ vào việc đặt cược Fed cắt giảm lãi suất. Rổ cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất của Goldman Sachs Group Inc., bao gồm những cái tên như Beyond Meat Inc. và Maxeon Solar Technologies Ltd., đã giảm 4% vào thứ Năm sau khi tăng gần 10% trong hai phiên trước đó.

Cecchini nói thêm: “Thị trường vẫn bị định giá giảm và nhiều cái tên đang gặp áp lực. Những công ty bị bán khống có xu hướng có đòn bẩy nên chúng rất nhạy cảm với các biến động lãi suất. Do tính thời điểm, những điều trên đây có xu hướng hỗ trợ rủi ro vào cuối năm, và thị trường tăng giá là điều xảy ra ngay cả khi có một chút tin tốt.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam phải đối mặt với các mức thuế cao. Chính sách này mở ra cơ hội cho Ấn Độ nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực.
Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ

Donald Trump công bố thuế quan cao đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Mỹ. Mặc dù đối mặt với sự phản đối từ các đối tác thương mại, chiến lược này có thể gây ra tác động lâu dài đến nền kinh tế và các quan hệ quốc tế. Những thách thức pháp lý và chính trị có thể khiến chính sách này phải thay đổi trong tương lai.
Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới

Có lẽ trong tương lai, các nhà sử học sẽ cố gắng tái dựng cách chính quyền Trump đưa ra quyết định về biểu thuế quan mới được công bố ngày hôm qua. Nhưng đến lúc đó, mọi chuyện chỉ còn là vấn đề học thuật. Điều đáng quan tâm ngay lúc này không phải là quy trình, mà là thực tế: Hoa Kỳ vừa có một bước đi thương mại đầy hiếu chiến, đẩy các đối tác và giới đầu tư vào thế phải phán đoán xem nước này có thể duy trì lập trường cứng rắn này trong bao lâu.
Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Thủ tướng Starmer đối mặt với sức ép chính trị khi chọn không trả đũa thuế quan của Trump, dù Anh may mắn tránh được mức thuế cao nhất. Mặc dù có cơ hội đàm phán, nhưng chiến lược kiên nhẫn của ông có thể khiến Anh rơi vào tình thế khó xử với Mỹ và EU.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ