Sức hút trái phiếu bằng đồng đô la từ thị trường mới nổi

Sức hút trái phiếu bằng đồng đô la từ thị trường mới nổi

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:59 19/04/2021

Nhiều nhà đầu tư đang nhìn ra thế giới, săn lùng những món hời trái phiếu chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong khi các khoản đầu tư khác lại không đáng chú ý.

Trái phiếu đô la từ các thị trường mới nổi đang cho thấy sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư
Trái phiếu đô la từ các thị trường mới nổi đang cho thấy sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư

Cuộc săn tìm trái phiếu lãi suất cao cho người về hưu và cần thu nhập ổn định đã đưa các nhà đầu tư tổ chức đến nhiều địa điểm mới lạ những năm gần đây. Năm trước là Ghana, nơi phát hành 3 tỷ đô trái phiếu ra nước ngoài bằng đồng đô la. Ghana có thể mới mẻ nhưng cũng đầy rủi ro, với tỷ lệ nợ trên GDP lên tới 78% vào năm 2020. Nhưng rủi ro lớn đi kèm với phần thưởng lớn: lợi suất trái phiếu của Ghana rơi vào khoảng 8-9%.

Các lựa chọn khác đang thiếu đi tính hấp dẫn. Lợi suất chênh lệch của trái phiếu doanh nghiệp với trái phiếu kho bạc Mỹ đang tiệm cận đáy trước dịch, và xuống gần thấp nhất lịch sử. Trên cùng hạng tín dụng, với trái phiếu đô la từ một thị trường mới nổi, một nhà đầu tư sẽ nhận được mức chênh lệch lớn hơn trái phiếu kho bạc (và lợi nhuận kỳ vọng cao hơn), theo Yacob Arnopolin từ PIMCO, một công ty quản lý quỹ lớn.

Có nhiều lý do cho sự khác biệt này. Nhà đầu tư sẽ thoải mái hơn khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, do Cục Dự trữ Liên bang đã có tiền lệ đảm bảo cho thanh khoản thị trường từ tháng 3. Các công ty Mỹ sắp tới cũng sẽ hưởng lợi từ gói kích thích 1.9 nghìn tỷ đô của tổng thống Biden. Một đợt tiêm vắc xin lớn sẽ bình thường hóa kinh tế Mỹ sớm hơn các thị trường mới nổi. Ngoài ra, doanh nghiệp vỡ nợ là một điều hoàn toàn có thể tính toán và dự báo trước, không giống như rủi ro nhà nước vỡ nợ.

Hãy bắt đầu với những thứ có thể ghi chép, như tổng nợ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chia các nước kém phát triển hơn thành 2 loại: thu nhập trung bình và thấp. Các nước thu nhập trung bình có tỷ lệ nợ công tăng khoảng 10% lên 64% GDP vào năm 2020. Đối với bên thu nhập thấp, bao gồm Ghana, con số này là 49.5%, tăng hơn 5%. Gánh nặng nợ của Ghana cao hơn rất nhiều so với các quốc gia đồng đẳng. Như một số nước nghèo khác, Ghana có rất nhiều khoản nợ nước ngoài đến hạn vào 2022-2024, nên đã dùng một phần lợi nhuận từ đợt chào bán trái phiếu gần đây để mua lại trái phiếu đáo hạn vào 2023.

Nhưng mặt khác, có ba yếu tố khác nhà đầu tư nên để ý tới. Thứ nhất là giá cả hàng hóa. Giá dầu thô lao dốc năm ngoái khiến một số quốc gia sản xuất dầu thiếu hụt ngoại tệ mạnh, dẫn đến việc Ecuador và 5 nước khác vỡ nợ trái phiếu. Angola, một nước xuất khẩu dầu với nợ công lớn, tưởng như cũng sẽ giống Ecuador, đã được cứu bởi viện trợ từ Trung Quốc, IMF, và giá dầu tăng mạnh trở lại cuối 2020. Một số quốc gia đang gánh nợ cũng hưởng lợi từ giá kim loại tăng, như Chile, Peru và Zambia với giá đồng; Ghana và Nam Phi với giá vàng.

Yếu tố thứ hai là du lịch. Việc du lịch chịu thiệt hại lớn do dịch Covid đã dẫn tới việc Belize vỡ nợ và căng thẳng tại nhiều nơi khác, theo Stuart Culverhouse từ Tellimer, một công ty nghiên cứu thị trường mới nổi. Có thể mất nhiều năm du lịch mới phục hồi hoàn toàn. IMF gần đây đã hạ thấp dự báo của mình cho các nền kinh tế Caribe. Sri Lanka cũng đang gặp rủi ro vỡ nợ, một phần do nợ công lớn, và mất đi thu nhập từ du lịch. Kenya, một nước nhập khẩu năng lượng với nhiều nợ, hiện đang chịu ảnh hưởng xấu từ du lịch giảm và giá dầu tăng.

Yếu tố thứ ba chính là IMF. Hiểu được IMF là một phần quan trọng để đầu tư trái phiếu tại các thị trường mới nổi. IMF đã cho vay tổng cộng 110 tỷ đô, hỗ trợ 86 quốc gia kể từ dịch Covid, dưới nhiều hình thức như miễn trừ nợ, cho vay liên tục, tăng hạn mức tín dụng, hoặc cho vay có ràng buộc. IMF đang chuẩn bị phát hành 650 tỷ đô quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho các thành viên, hoạt động như thấu chi với lãi suất không đáng kể. Gói SDR này sẽ tạo sự khác biệt đáng kể với những nước nhỏ, thậm chí tăng gấp đôi dự trữ ngoại hối, theo Yvette Babb từ William Blair, một công ty quản lý tài sản.

Sẽ không khôn ngoan khi có mối quan hệ không tốt với IMF. IMF kiểm soát vỡ nợ của các quốc gia như ngân hàng trung ương và các gói kích thích tài khóa kiểm soát vỡ nợ của các doanh nghiệp. Có thể sắp có thêm hạn chế với các nước phát hành trái phiếu ra nước ngoài, nhưng nhiều nhà đầu tư cần tìm kiếm sẽ bắt đầu nhìn rộng ra thế giới.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ