Fed sắp giảm lãi suất, nhưng họ sẽ mạnh tay cắt giảm 50 bps lãi suất hay hành động thận trọng hơn với việc hạ 25 bps? Lựa chọn này có thể thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu.
Nhà đồng sáng lập Oaktree Capital Howard Marks từ lâu đã đưa ra quan điểm cốt yếu rằng "hạt giống tồi tệ" thường được gieo trong thời kỳ tốt đẹp, và ngược lại.
Trong thời điểm bất ổn, các NHTW thường viện dẫn nguyên tắc bảo thủ Brainard. Được nhà kinh tế học William Brainard đưa ra vào năm 1967, nguyên tắc này khuyến nghị rằng khi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ không chắc chắn về tác động của chính sách lãi suất, họ nên chờ đợi thêm trước khi đưa ra hành động. Khi Fed thảo luận về việc có nên bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất với mức giảm 25 hay 50 bps tại cuộc họp tuần này hay không, nguyên tắc này dường như đưa ra câu trả lời rõ ràng.
Giới đầu tư đang nhìn nhận bức tranh kinh tế với hai góc độ trái ngược. Một mặt, họ lo ngại trước những đám mây đen đang bao phủ nền kinh tế Mỹ và sự hạ nhiệt rõ rệt của cơn sốt cổ phiếu công nghệ. Mặt khác, họ hân hoan đón nhận làn gió mới thổi vào những công ty trước đây bị lãng quên và các thị trường ngoài Hoa Kỳ.
Tâm lý người tiêu dùng Mỹ tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng vào đầu tháng 9 khi kỳ vọng lạm phát ngắn hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
2024 đã từng được dự đoán là năm mà tình trạng thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ, vốn đang mất kiểm soát, sẽ dần bình thường hóa, và sau 2 năm khủng hoảng, Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng chi tiêu hoang phí.
Mỹ đang phải đối mặt với một nghịch lý kinh tế: Mặc dù chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đang tăng cường, tăng trưởng kinh tế lại không như mong đợi.
Cục Dự trữ Liên bang đang phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc có nên hạ lãi suất nhiều hơn dự kiến - 50bps - vào tuần tới hay sẽ cắt giảm 25bps trong bối cảnh các quan chức đang vật lộn với tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Gần như không còn nghi ngờ về việc Fed sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào thứ Tư tuần tới. Dữ liệu gần đây đã ủng hộ quan điểm cho rằng sẽ tốt hơn nếu Fed thực hiện cắt giảm vào tháng 7, tại cuộc họp trước của FOMC. Tuy nhiên, kỳ vọng chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất vào tuần tới đi kèm với sự bất định đáng kể trong phân tích về mức lãi suất cuối cùng, lộ trình đến đó, tác động đối với nền kinh tế và ảnh hưởng đối với quốc tế. Sự bất định này có thể dễ dàng làm các nhà đầu tư trái phiếu bất ngờ nếu các điều kiện thanh khoản không nới lỏng đáng kể.
Theo các chiến lược gia của BofA, thị trường chứng khoán cho thấy khả năng đi ngang cho đến khi dữ liệu việc làm tại Mỹ làm rõ về sự suy yếu hoặc tăng trưởng của nền kinh tế.