Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Sau khi Bộ Tài chính Mỹ đấu thầu 70 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2024, lợi suất thị trường đã tăng trở lại, chạm mức cao nhất trong phiên. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mức 3.84%.
Giá vàng tiếp tục chịu áp lực do phe bán áp đảo và kỳ vọng Fed hạ lãi suất giảm. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại châu Âu và rủi ro địa chính trị có thể hạn chế đà giảm của vàng. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng đang thận trọng trước thềm dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ và quyết định của FOMC vào thứ Tư.
Một viên chức Bộ Tài chính cho biết một chương trình mua lại TPCP Mỹ mới sẽ cải thiện tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu, trong khi các chương trình khác sẽ thúc đẩy tính minh bạch về giá cả và làm rõ ràng hơn việc sử dụng đòn bẩy.
TPCP Mỹ tăng, lợi suất giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần, sau khi dữ liệu sản xuất của Mỹ củng cố kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất một lần trong năm nay.
Theo Morgan Stanley, sự bất ổn gia tăng xung quanh cuộc bầu cử của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho một số giao dịch vĩ mô phổ biến nhất trong năm nay khi các nhà đầu tư vội vã cắt giảm khẩu vị rủi ro.
Nhóm cố vấn giao dịch hàng hóa (CTA) đang gia tăng vị thế short trên thị trường chứng khoán, trong khi các quỹ long/short lại đang gia tăng vị thế long.
Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.