Thách thức khổng lồ đối với kế hoạch "tái thiết lập" quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Anh Keir Starmer

Thách thức khổng lồ đối với kế hoạch "tái thiết lập" quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Anh Keir Starmer

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

13:49 11/12/2024

Nỗ lực của Thủ tướng Anh Keir Starmer nhằm tái thiết quan hệ với Trung Quốc đang gặp phải nhiều thách thức lớn, đặc biệt với kế hoạch tái khởi động dự án xây dựng siêu đại sứ quán của Trung Quốc đối diện Tháp London.

Kế hoạch xây dựng siêu đại sứ quán Trung Quốc tại London đang trở thành tâm điểm gây tranh cãi, đe dọa nỗ lực của Thủ tướng Anh Keir Starmer trong việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Dự án trị giá hàng triệu bảng Anh, dự kiến đặt tại địa điểm Royal Mint cũ có lịch sử 200 năm đối diện Tháp London, đã nhiều lần vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, cảnh sát, và các nhóm giám sát.

Đây được xem là dự án chiến lược quan trọng của Trung Quốc tại Anh. Dự án đã hai lần bị Hội đồng khu vực Tower Hamlets từ chối phê duyệt, mặc dù có sự ủng hộ từ các chuyên gia quy hoạch. Gần đây nhất, tối thứ Hai, các thành viên hội đồng một lần nữa bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch này, bất chấp áp lực từ các bên liên quan.

Một trong những điểm gây tranh cãi lớn nhất là cách Trung Quốc vận động sự ủng hộ cho dự án. Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Liên đảng về Trung Quốc (IPAC), hơn 200 lá thư ủng hộ đã được gửi đến hội đồng khu vực, phần lớn đến từ các công ty nhà nước Trung Quốc và tổ chức quốc tế, với hơn 30 lá thư có nội dung hoàn toàn giống nhau. Một số lá thư viết tay được thu thập tại một triển lãm do đại sứ quán tổ chức, nơi khách tham dự được tặng quà. Điều này khiến IPAC nghi ngờ về sự can thiệp của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, cơ quan được biết đến với nhiệm vụ thúc đẩy lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự án còn bị chỉ trích bởi nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh và giao thông địa phương. Cảnh sát Đô thị London lo ngại rằng các cuộc biểu tình tại địa điểm này có thể gây tắc nghẽn tuyến đường trọng yếu phía đông-tây của thành phố. Trong khi đó, nhiều cư dân địa phương bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với quy mô khổng lồ của đại sứ quán, gấp gần 10 lần so với trụ sở hiện tại của Trung Quốc ở London.

Phản ứng từ Trung Quốc tập trung vào việc nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với quan hệ song phương. Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng dự án tuân thủ đầy đủ quy định của Anh và sẽ “thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cũng như phát triển quan hệ song phương giữa hai nước”. Bên cạnh đó “Việc xây dựng đại sứ quán mới càng sớm càng tốt sẽ giúp chúng tôi thực hiện tốt hơn những trách nhiệm đó”. Sự manh động và thiếu suy xét của họ - thể hiện qua việc ban đầu coi thường các thể chế dân chủ của Anh, sau đó lại tiến hành một chiến dịch vận động không minh bạch - đã trở thành chính yếu tố phá hỏng mục đích ban đầu. Thay vì tạo ảnh hưởng, những hành động này thực tế đã gây nghi ngờ và làm suy giảm uy tín của họ trong mắt các nhà hoạch định chính sách.

Quyết định cuối cùng về dự án sẽ thuộc về Phó Thủ tướng Angela Rayner sau phiên điều trần công khai dự kiến diễn ra vào tháng Hai. Việc phê duyệt có thể giúp khôi phục một phần quan hệ kinh tế giữa hai nước, mang lại lợi ích cho chương trình tăng trưởng của chính phủ Anh trong bối cảnh áp lực từ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt chính quyền Anh vào thế phải lựa chọn giữa việc ưu tiên lợi ích kinh tế ngắn hạn hay bảo vệ nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong dài hạn.

Sự việc cũng làm nổi bật chiến lược ngoại giao của Thủ tướng Starmer đối với Trung Quốc. Mặc dù ông đã lên tiếng về vấn đề nhân quyền và trường hợp của Jimmy Lai — một doanh nhân và nhà báo nổi tiếng bị giam giữ tại Hồng Kông, ông lại không tỏ rõ lập trường về việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ tại đây. Điều này tạo nên hình ảnh không nhất quán, tương tự như những chính quyền tiền nhiệm, khi cố gắng cân bằng giữa các giá trị và lợi ích kinh tế với Trung Quốc.

Về lâu dài, Anh sẽ đạt được sự ổn định trong quan hệ với Trung Quốc nếu chính phủ Starmer đưa ra được ranh giới rõ ràng giữa nguyên tắc và lợi ích kinh tế. Vụ siêu đại sứ quán có thể trở thành bài học điển hình để minh chứng rằng, trong hệ thống tài chính và chính trị phương Tây, sự minh bạch và dân chủ không phải là thứ có thể bị thương lượng hay bỏ qua.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trận chiến khí đốt: Rehden và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trận chiến khí đốt: Rehden và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu

Kho khí đốt Rehden của Đức, biểu tượng cho cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu, đang gần cạn kiệt và cần hàng tỷ euro để lấp đầy. Tuy nhiên, với chênh lệch giá không hấp dẫn, các bên liên quan vẫn chần chừ, đẩy EU vào thế khó khi mùa đông đến gần. Nếu giá khí không giảm mạnh trong mùa xuân – hè, chính phủ các nước có thể buộc phải can thiệp để đảm bảo nguồn cung.
Liệu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang tạo lợi thế chiến lược cho Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang tạo lợi thế chiến lược cho Trung Quốc?

Hai tuần vừa qua, tôi có dịp đến thăm Bắc Kinh và Hồng Kông. Qua chuyến đi này, tôi nhận thấy một điều khá thú vị về trật tự thế giới hiện nay: Hoa Kỳ đang thể hiện mình như một cường quốc mang tính cách mạng trong khi Trung Quốc, mặc dù mang danh là quốc gia cộng sản, lại đang đóng vai trò gìn giữ hiện trạng toàn cầu.
Chính trường Đức dậy sóng: Lời kêu gọi khôi phục nhập khẩu khí đốt Nga ngày càng gia tăng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chính trường Đức dậy sóng: Lời kêu gọi khôi phục nhập khẩu khí đốt Nga ngày càng gia tăng

Khi chính quyền Trump tại Washington thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán ngừng bắn với Moscow, một xu hướng mới đang dần hình thành tại châu Âu: mong muốn quay lại với nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga. Dù vẫn chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của EU, nhiều chính trị gia Đức đã công khai kêu gọi nối lại quan hệ với Nga, tạo nên những rạn nứt đáng kể trong chính sách đối ngoại và năng lượng của khối.
Ngân hàng Trung Quốc lao đao: Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp kỷ lục, Bắc Kinh bơm 72 tỷ USD cứu trợ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung Quốc lao đao: Tỷ suất lợi nhuận ròng thấp kỷ lục, Bắc Kinh bơm 72 tỷ USD cứu trợ

Lợi nhuận các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc suy giảm mạnh khi biên lãi ròng rơi xuống mức thấp kỷ lục do lãi suất vay giảm và chi phí huy động tăng. Trước áp lực từ chính sách kích thích tín dụng, chính phủ bơm 72 tỷ USD nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ